1.
Giảm phân I
– Kì trung gian tương tự
nguyên phân.
– Kì đầu I: Có sự tiếp
hợp của các NST kép theo từng cặp tương đồng. Sau tiếp hợp các NST dần co xoắn
lại. Thoi phân bào hình thành. Màng nhân và nhân con tiêu biến.
– Kì giữa I: NST kép co
xoắn cực đại và tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân
bào.
– Kì sau I: mỗi NST kép
trong cặp tương đồng di chuyển theo thoi phân bào về một cực của tế bào.
– Kì cuối I: NST kép
dãn xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi phân bào tiêu biến. Tế bào chất
phân chia thành 2 tế bào con có số lượng NST (dạng kép) giảm đi một nửa.
2.
Giảm phân II
– Kì trung gian diễn ra
nhanh do không có sự nhân đôi của NST.
– Các kì phân bào tương
tự nguyên phân.
– Kết quả của quá trình
giảm phân từ 1 tế bào mẹ cho ra 4 tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa.
Kí hiệu
|
Aa
→
AAaa
|
AAaa
|
AAaa
|
AA
|
AA
|
AA
|
AA
|
A
|
A
|
A
|
A
|
||||||||
aa
|
aa
|
aa
|
aa
|
a
|
a
|
||||
a
|
a
|
||||||||
Số NST đơn
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
2n
|
n
|
Sô NST kép
|
2n
|
2n
|
2n
|
2n
|
n
|
n
|
n
|
0
|
0
|
Số crômatit
|
4n
|
4n
|
4n
|
4n
|
2n
|
2n
|
2n
|
0
|
0
|
Số tâm động
|
2n
|
2n
|
2n
|
2n
|
n
|
n
|
n
|
2n
|
n
|
3.
Giảm phân bất thường
a. Bất thường trong giảm
phân I
Các giai đoạn
|
Giảm phân bình thường
|
Giảm phân bất thường
|
|
Kì
trung gian
|
2n
NST đơn → 2n NST kép gồm 2 crômatit dính nhau ở tâm động
|
||
Kì
đầu I
|
NST
đóng xoắn
|
||
Kì
giữa I
|
NST
đóng xoắn cực đại, xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo
|
||
Kì sau I
|
Mỗi
NST kép trong cặp tương đồng di chuyển theo thoi phân bào về một cực của tế
bào.
|
Một
hay một số NST kép phân li không đồng đều về 2 cực của tế bào
|
Toàn
bộ NST kép phân li không đồng đều về 2 cực của tế bào
|
Kì cuối I
|
Tạo
2 tế bào con đều chứa n NST dạng kép
|
Tạo
thành 2 tế bào con bao gồm
một
tế bào có bộ NST (n + x) dạng kép, một tế bào có bộ NST (n – x) dạng kép. (x
là số NST kép phân li không đều về 2 cực của tế bào, x≥1)
|
Tạo
thành 2 tế bào con bao gồm một tế bào
có bộ NST 2n dạng kép, một tế bào có bộ NST 0n.
|
Giảm
phân II
|
Tạo
thành 4 giao tử đều có bộ NST n.
|
Tạo
thành 4 giao tử bao gồm
hai
giao tử có bộ NST (n + x),
hai
giao tử có bộ NST (n – x). (x là số
NST phân li không đều về 2 cực của tế bào, x≥1)
|
Tạo
thành 4 giao tử bao gồm hai giao tử có
bộ NST 2n,
hai
giao tử có bộ NST 0n.
|
b. Bất thường trong giảm
phân II
Các giai đoạn
|
Giảm phân bình thường
|
Giảm phân bất thường
|
|
Giảm
phân I
|
Tạo
2 tế bào con đều chứa n NST dạng kép
|
||
Kì
trung gian
|
Diễn
ra nhanh do không có sự nhân đôi của NST
|
||
Kì
đầu II
|
NST
đóng xoắn
|
||
Kì
giữa II
|
NST
đóng xoắn cực đại, xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo
|
||
Kì sau II
|
NST
phân li đồng đểu về 2 cực của tế bào
|
Một
hay một số NST phân li không đồng đều về 2 cực của tế bào
|
Toàn
bộ NST phân li không đồng đều về 2 cực của tế bào
|
Kì cuối II
|
Tạo
thành 4 giao tử đều có bộ NST n.
|
Tạo
thành 4 giao tử bao gồm
hai
giao tử có bộ NST (n + x),
hai
giao tử có bộ NST (n – x). (x là số
NST phân li không đều về 2 cực của tế bào, x≥1)
|
Tạo
thành 4 giao tử bao gồm hai giao tử có
bộ NST 2n, hai giao tử có bộ NST 0n.
|
–
Kết luận: Khi xảy ra rối loạn ở giảm phân I hay giảm phân II đều có thể tạo ra
các loại giao tử bất thường sau: giao tử (n±x), giao tử 2n, giao tử 0n. (x
là số NST phân li không đều về 2 cực của tế bào, x≥1)
4.
Công thức giảm phân và thụ tinh
a. Trường hợp không có
trao đổi chéo
Số
cặp NST tương đồng
|
Giảm
phân I
|
Giảm
phân II
|
|||||||
1
cặp
|
Aa
|
→
|
AA
|
→
|
AA
|
AA
|
→
|
A
|
A
|
aa
|
→
|
aa
|
aa
|
→
|
a
|
a
|
|||
→
Tạo 2= 21 loại giao tử
|
|||||||||
2
cặp
|
AaBb
|
→
|
AABB
|
→
|
AABB
|
AABB
|
→
|
AB
|
AB
|
aabbb
|
→
|
aabbb
|
aabbb
|
→
|
ab
|
ab
|
|||
AaBb
|
→
|
AAbb
|
→
|
AAbb
|
AAbb
|
→
|
Ab
|
Ab
|
|
aaBB
|
→
|
aaBB
|
aaBB
|
→
|
aB
|
aB
|
|||
→
Tạo 4= 22 loại giao tử
|
|||||||||
3
cặp
|
AaBbDd
|
→
|
AABBDD
|
→
|
AABBDD
|
AABBDD
|
→
|
ABD
|
ABD
|
aabbdd
|
→
|
aabbdd
|
aabbdd
|
→
|
abd
|
abd
|
|||
AaBbDd
|
→
|
AABBdd
|
→
|
AABBdd
|
AABBdd
|
→
|
ABd
|
ABd
|
|
aabbDD
|
→
|
aabbDD
|
aabbDD
|
→
|
abD
|
abD
|
|||
AaBbDd
|
→
|
AAbbDD
|
→
|
AAbbDD
|
AAbbDD
|
→
|
AbD
|
AbD
|
|
aaBBdd
|
→
|
aaBBdd
|
aaBBdd
|
→
|
aBd
|
aBd
|
|||
AaBbDd
|
→
|
aaBBDD
|
→
|
aaBBDD
|
aaBBDD
|
→
|
aBD
|
aBD
|
|
AAbbdd
|
→
|
AAbbdd
|
AAbbdd
|
→
|
Abd
|
Abd
|
|||
→
Tạo 8= 23 loại giao tử
|
|||||||||
n
cặp
|
→
Tạo 2n loạigiao tử
|
– Tạo giao tử:
+ Số loại giao tử
khi không có trao đổi chéo = 2n
+ Số loại giao tử mang
k NST từ bố (mẹ) = nCk
→ Xác suất để một giao
tử mang k NST từ bố (mẹ) = (nCk/2^n)
– Tạo giao tử ở giới ♀
& ♂:
+ 1 tế bào sinh tinh giảm
phân tạo 4 tinh trùng gồm 2 loại X và Y với tỉ lệ bằng nhau.
→ Số tinh trùng hình
thành = Số tế bào sinh tinh × 4.
→ Số tinh
trùng X hình thành = Số tinh trùng Y hình thành = Số tinh trùng : 2.
+ 1 tế bào sinh trứng
giảm phân tạo 1 trứng và 3 thể định hướng (sau bị tiêu biến).
→ Số trứng hình thành =
Số tế bào sinh trứng × 1.
→ Số thể định hướng = Số
tế bào sinh trứng × 3.
– Tạo hợp tử:
+ Số hợp tử = Số tinh
trùng thụ tinh = Số trứng thụ tinh. Một tinh trùng X kết hợp với trứng tạo thành một hợp tử XX,
một tinh trùng Y kết hợp với trứng tạo thành hợp tử XY.
→ Số hợp tử XX
= Số tinh trùng X thụ tinh.
→ Số hợp tử XY = Số tinh trùng Y thụ
tinh.
+ Số loại hợp tử = Số loại giao tử ♂
× Số loại giao tử ♀
– Hiệu suất thụ tinh (Tỉ
lệ thụ tinh):
+ Hiệu suất thụ tinh của
tinh trùng = số tinh trùng thụ tinh/tổng số tt hình thành ×100%.
+ Hiệu suất thụ tinh của
trứng = số trứng thụ tinh/tổng số trứng hình thành ×100%.
– Với duy nhất 1 tế bào, cho dù có
nhiều cặp NST, ta luôn có:
+ Số kiểu giao tử của 1 tế bào sinh
tinh: 2.
+ Số kiểu giao tử của 1 tế bào sinh
trứng: 1.
b. Trường hợp có trao đổi chéo
– Tạo giao tử:
+ Số loại giao tử khi
có trao đổi chéo 1 điểm:
1 cặp NST trao đổi chéo
1 điểm sẽ tạo 41 loại giao tử. (2 giao tử bình thường, 2 giao tử do
trao đổi chéo)
k cặp NST trao đổi chéo
1 điểm sẽ tạo ra 4k loại giao tử.
(n – k) cặp NST còn lại
của loài không trao đổi chéo sẽ tạo ra 2n–k loại giao tử.
→ Số loại giao tử = 2n–k.4k
= 2n–k.22k = 2n+k.
+ Số loại giao tử khi
có trao đổi chéo 2 điểm không cùng lúc:
1 cặp NST trao đổi chéo
2 điểm không cùng lúc sẽ tạo 6 loại giao tử. (2 giao tử khi không trao đổi
chéo, 2 giao tử ở điểm trao đổi chéo 1, 2 giao tử ở điểm TĐC 2)
k cặp NST trao đổi chéo
2 điểm không cùng lúc sẽ tạo ra 6k loại giao tử.
(n – k) cặp NST còn lại
của loài không trao đổi chéo sẽ tạo ra 2n–k loại giao tử.
→ Số loại giao tử = 2n–k.6k = 2n–k.2k
.3k = 2n.3k.
+ Số loại giao tử khi
có trao đổi chéo 2 điểm kép
1 cặp NST trao đổi chéo
2 điểm kép sẽ tạo 8 loại giao tử.(2 giao tử bình thường, 2 giao tử cho TĐC tại
điểm 1, 2 giao tử do TĐC tại điểm 2, 2 giao tử do trao đổi chéo đồng thời tại
điểm 1 và 2)
k cặp NST trao đổi chéo
2 điểm kép sẽ tạo ra 8k loại giao tử.
(n – k) cặp NST còn lại
của loài không trao đổi chéo sẽ tạo ra 2n–k loại giao tử.
→ Số loại giao tử = 2n–k.8k
= 2n–k.2k .2k.2k = 2n+2k.
– Với duy nhất 1 tế bào, cho dù có
nhiều cặp NST, ta luôn có:
+ Số kiểu giao tử của 1 tế bào sinh
tinh: 4.
+ Số kiểu giao tử của 1 tế bào sinh
trứng: 1.
II. QUÁ TRÌNH
PHÁT SINH GIAO TỬ
1. Khái niệm
giao tử
- Giao tử là tế bào sinh dục đơn bội
(n) được tạo ra từ sự giảm phân của các tế bào sinh giao tử (tinh bào bậc 1 và
noãn bào bậc 1) và có khả năng thụ tinh để tạo thành hợp tử.
- Có 2 loại giao tử: Giao tử đực (còn
gọi là tinh trùng) giao tử cái (còn gọi là trứng).
2. Quá trình
phát sinh giao tử đực (tinh trùng ở động vật, tinh tử ở thực vật)
- Vị trí: xảy ra ở cơ quan sinh dục
đực.
- Cơ chế:
+
Các tế bào mầm sinh dục nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo ra các tế bào con,
gọi là các tinh nguyên bào.
+
Các tinh nguyên bào phát triển thành tinh bào bậc 1
+
Các tinh nguyên bào bậc 1 giảm phân gồm 2 lần phân bào. Lần thứ nhất tạo 2 tế
bào con là 2 tinh bào bậc 2 và lần thứ 2 tạo ra 4 tế bào đơn bội. (ở động vật, mỗi
tế bào đơn bội phát triển thành một tinh trùng; ở thực vật bậc cao, mỗi tế bào
đơn bội nguyên phân 1 lần tạo ra 1 nhân sinh dưỡng (n) và 1 nhân sinh sản (n)
cùng tồn tại trong hạt phấn. Nhân sinh sản sau đó lại nguyên phân thành 2 tinh
tử (n). Nhân sinh trưởng có vai trò hình thành ống phấn đưa tinh tử vào túi
phôi trong quá trình thụ tinh.
- Kết quả: Từ 1 tinh bào bậc 1 trải
qua quá trình giảm phân hình thành 4 giao tử đực có khả năng thụ tinh như nhau.
3. Quá trình
phát sinh giao tử cái
- Vị trí: Xảy ra trong cơ quan sinh
sản cái.
- Cơ chế:
+
Các tế bào mầm sinh dục nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo ra các tế bào con
gọi là các noãn nguyên bào.
+
Các noãn nguyên bào phát triển thành các noãn bào bậc 1.
+
Các noãn bào bậc 1 giảm phân gồm 2 lần phân bào. Lần 1 tạo ra 1 tế bào con có
kích thước lớn gọi là noãn bào bậc 2 và 1 tế bào nhỏ là thể định hướng 1. Ở lần
phân bào thứ 2, hai tế bào con đó tiếp tục phân chia cho ra 4 tế bào đơn bội
(n). Trong đó 1 tế bào có kích thước lớn và 3 tế bào có kích thước nhỏ (3 thể
định hướng), 3 tế bào này không có khả năng thụ tinh và bị tiêu biến.
+ Ở động vật, tế bào có kích thước
lớn phát triển thành tế bào trứng có bộ NST đơn bội (n).
+ Ở động vật bậc cao, tế bào có kích
thước lớn nguyên phân 3 lần tạo ra 8 tế bào nhân đơn bội (3 tế bào đối cực, 2
trợ bào, 1 nhân lưỡng bội (2n), 1 tế bào trứng (n)) trong đó tế bào trứng và
nhân lưỡng bội có khả năng thụ tinh.
- Kết quả: Từ 1 noãn bào bậc 1 trải
qua giảm phân hình thành nên 1 giao tử cái (n) có khả năng thụ tinh.
4. Quá trình
thụ tinh
- Thụ tinh là quá trình kết hợp giữa
1 giao tử đực và giao tử cái hay 1 tinh trùng và 1 trứng để tạo thành hợp tử.
- Về mặt di truyền, thực chất của sự
thụ tinh là sự kết hợp giữa hai bộ NST đơn bội (n) của tinh trùng và trứng để
tạo thành bộ NST lưỡng bội tỏng hợp tử.
- Ở thực vật bậc cao xảy ra hiện
tượng thụ tinh kép: trong đó tinh tử thứ nhất thụ tinh với tế bào trứng tạo hợp
tử 2n sau đó phát triển thành phôi còn tinh tử thứ 2 thụ tinh với nhân lưỡng
bội tạo phôi nhũ 3n là nguồn dinh dưỡng nuôi phôi.
III. BÀI TẬP
ÁP DỤNG NGUYÊN PHÂN – GIẢM PHÂN – THỤ TINH
Bài 1
Viết kí hiệu giao tử và
tỷ lệ giao tử khi
a. 1 tế bào có kiểu gen
AaDd giảm phân bình thường
b. 1 tế bào sinh dục đực
có kiểu gen AaXYgiảm phân bình thường
Bài 2. a.
Nếu bố có bộ nhiễm sắc thể là AaBbDdEe, trong đó A, B, D, E có nguồn gốc từ ông
nội; a,b,d,e có nguồn gốc từ bà nội. Mẹ có bộ nhiễm sắc thể là A’a’B’b’D’d’E’e’,
trong đó A’, B’,D’, E’, có nguồn gốc từ ông ngoại; a’,
b’,d’,e’, có nguồn gốc từ bà ngoại. Hãy xác định.
-
Tỷ lệ giao tử bình thường mang 2 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ ông nội.
-
Tỷ lệ đưa cháu trai đầu lòng của cặp vợ chồng này bình thường mang 1 nhiễm sắc
thể từ ông nội và 3 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ bà ngoại.
b.
Nếu ở người bố có bộ nhiễm sắc thể bình thường hãy xác định giao tử mang 6 chiếc
NST từ ông nội.; giao tử bình thường có 12 NST từ bà nội.
Bài
3.
Cơ thể cái của loài có 1 cặp NST xảy ra trao đổi chéo (TĐC) trong giảm phân,
nên khi kết hợp với các giao tử đực giảm phân bình thường không có TĐC đã cho
512 kiểu tổ hợp. Biết rằng các NST đơn trong từng cặp NST tương đồng đều có cấu
trúc khác nhau.
Tìm
bộ NST lưỡng bội của loài.
Bài
4.
Sau một số đợt nguyên phân liên tiếp, một tế bào sinh dục 2n của loài đã đòi hỏi
môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo ra 690 NST đơn mới. Các tế bào
con tạo thành đều giảm phân bình thường cho các tinh trùng. 1,5625% số tinh
trùng đó đã được thụ tinh với trứng cho 1 hợp tử bình thường.
a.
Xác định số lần phân bào của tế bào trên
b.
Bộ NST lưỡng bội của loài là bao nhiêu.
Bài 5. Tổng
hàm lượng ADN trong tế bào sinh tinh và sinh trứng của ruồi giấm là 68 pg
(picrogam). Tổng hàm lượng ADN có trong tất cả các tinh trùng được tạo thành
nhiều hơn tổng hàm lượng ADN trong tất cả các trứng tao thành là 126 pg. Biết rằng
tất cả các trứng đều được thụ tinh, hàm lượng ADN trong 1 tế bào của ruồi giấm ở
kì giữa trong nguyên phân là 4 pg.
1.
Xác định số lần nguyên phân liên tiếp của 1 tế bào sinh dục đực và cái ban đầu
(Các tế bào sinh dục nay đã sinh ra các tế bào sinh dục con để hình thành các
tinh trùng và các trứng nói trên).
2.
Nếu tất cả các hợp tử hình thành đều trải qua một số lần nguyên phân liên tiếp
như nhau và tổng hàm lượng AND trong tất cả các tế bào con sinh ra trong các lần
nguyên phân ấy là 256 pg ở trạng thái chưa nhân đôi thì mỗi hợp tử đã nguyên
phân liên tiếp mấy lần.
Bài 6. Ở
một loài, một tế bào sinh dục đực và một tế bào sinh dục cái đều nguyên phân một
số lần như nhau. Toàn bộ tế bào sinh dục đực và cái ở lần phân bào cuối cùng đều
bước vào vùng chín giảm phân bình thường cho 320 giao tử đực và cái. Tổng NST
đơn trong các tinh trùng nhiều hơn trong các trứng là 3648 NST đơn. Tổng NST
đơn có nguồn gốc từ bố trong các hợp tử là 152. Hãy xác định
a.
Số lượng tinh trùng và số lượng trứng tạo thành?
b.
Số lượng hợp tử tạo thành và hiệu xuất thụ tinh của tinh trùng và trứng.
c.
Tính số NST đơn bị tiêu biến không tham gia vào hình thành các hợp tử trên?
Bài 7. Một tế bào sinh dục đực
(có kí hiệu cặp NST giới tính là XY) của
loài nguyên phân liên tiếp một số lần đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp
nguyên liệu tương đương với 19890 NST đơn. Các tế bào sinh ra ở lần phân bào cuối
cùng đều giảm phân bình thường cho 512 tinh trùng chứa X.
a.
Tìm bộ NST lưỡng bội của loài và số lần phân bào của tế bào sinh dục đực sơ
khai.
b.
Tính tổng nguyên liệu tương đương với NST đơn mà môi trường nội bào cần cung cấp
cho quá trình hình thành tinh trùng từ 1 tế bào nói trên.
c.
Giả sử mỗi cặp NST đều có cấu trúc khác nhau, TĐC chỉ xảy ra ở 2 cặp NST tương
đồng thì số loại tinh trùng bình thường nhiều nhất có thể có là bao nhiêu.
Bài 8. Có 10 tế bào sinh dục của
vùng sinh sản đã nguyên phân 3 lần liên tiếp, đã đòi hỏi môi trường nội bào
cung cấp 560 NST đơn. Sau nguyên phân có 10% số tế bào bước vào vùng chín giảm
phân bình thường, các giao tử hình thành đều tham gia thụ tinh. Tổng số NST đơn
có trong các hợp tử mới hình thành là 64.
a.
Xác định bộ NST lưỡng bội của loài? Xác định tên của loài đó.
b.
Xác định giới tinh của cơ thể đã tạo ra các giao tử trên.
Bài 9. Có 2560 tế bào sinh tinh của cơ thể
XY trải qua giảm phân tạo tinh trùng.
Ở vùng sinh trưởng của một buồng trứng, các tế bào sinh trứng cũng tham gia
giảm phân tạo trứng. Người ta nhận thấy có 50% số tinh trùng X thụ tinh với
trứng và 40% tinh trùng Y thụ tinh được với trứng, trong khi hiệu suất thụ tinh
của trứng là 100%.
a, Tìm số hợp tử XX và XY thu được.
b, Tính số tế bào sinh trứng tham
gia giảm phân tạo trứng.
Bài 10. Ở loài đậu
Hà Lan 2n = 14. Giảm phân không có hiện tượng trao đổi đoạn. Hãy cho biết:
a, Bao nhiêu loại hợp tử chứa 3NST
là của ông nội? Tính tỉ lệ loại hợp tử này.
b, Bao nhiêu loại hợp tử chứa 2 NST
là của bà ngoại? Tính tỉ lệ loại hợp tử này.
c, Bao nhiêu loại hợp tử vừa chứa
3NST của ông nội vừa chứa 2 NST của bà ngoại? Tính tỉ lệ loại giao tử này.
Bài 11. Trong tinh
hoàn của một gà trống chứa 6250 tế bào sinh tinh đều trải qua giảm phân hình
thành tinh trùng nhưng chỉ có 1/1000 số tinh trùng trực tiếp thụ tinh với
trứng. Các trứng hình thành trong buồng trứng đều được đẻ ra và thu được 32
trứng, nhưng sau khi ấp chỉ nở 23 gà con. a, Tính số lượng tinh trùng hình
thành và số lượng tinh trùng trực tiếp thụ tinh với trứng.
b, Cho biết số lượng tế bào sinh
trứng của gà mái và số NST bị tiêu biến trong các thể định hướng khi các tế bào
sinh trứng này xảy ra giảm phân.
c, Số trứng không nở có bộ NST như
thế nào? Biết gà có 2n = 78.
Bài 12. Ở vùng sinh
sản của tinh hoàn có 500 tế bào sinh dục mang cặp NST giới tính XY đều qua các
đợt nguyên phân bằng nhau để hình thành các tế bào sinh dục sơ khai. Ở vùng
sinh sản của một buồng trứng có 50 tế bào mang cặp NST giới tính XX đều trải
qua số đợt nguyên phân bằng nhau để hình thành tế bào sinh dục sơ khai.
Quá trình hình thành tế bào sinh dục
sơ khai của các tế bào sinh dục nói trên đã đòi hỏi môi trường cung cấp 22400
NST giới tính X. Các tế bào sinh dục sơ khai được tạo ra đều chuyển sang vùng
chín để hình thành giao tử.
Trong quá trình thụ tinh nói trên
chỉ có 3% tinh trùng X tạo thành là kết hợp được với trứng, 5% số tinh trùng Y
hình thành được kết hợp với trứng. Các hợp tử đều phát triển thành cá thể.
a, Tìm số đợt nguyên phân của tế bào
sinh dục ban đầu ở tinh hoàn và buồng trứng.
b, Tính số cá thể cái và đực trong
đàn con.
c, Tính tỉ lệ thụ tinh của trứng.
Bài 13. Ở đậu Hà Lan
có 2n = 14, cho rằng giảm phân tạo giao tử không có trao đổi đoạn.
a, Cho biết số loại giao tử hình
thành, suy ra tỉ lệ mỗi giao tử.
b, Trong các loại giao tử nói trên
hãy cho biết:
- Bao nhiêu loại giao tử chứa 2 NST
có nguồn gốc từ cha? Suy ra tỉ lệ các loại giao tử này.
- Bao nhiêu loại giao tử chứa 3 NST
có nguồn gốc từ mẹ? Tính tỉ lệ các loại giao tử này.
Bài 14. Ở vùng sinh
sản trong cơ quan sinh dục của 1 cá thể có 100 tế bào đều trải qua 7 đợt nguyên
phân liên tiếp để hình thành tế bào sinh dục sơ khai. Các tế bào sinh dục sơ
khai hình thành đều trải qua giảm phân tạo thành 51200 giao tử. Trong số các
giao tử sinh ra thì số loại giao tử chứa 2 NST có nguồn gốc từ cha là 6. Biết
quá trình giảm phân xảy ra bình thường và không có trao đổi chéo.
a, Tìm bộ NST lưỡng bội của loài.
b, Xác định giới tính của cá thể nói
trên.
c, Nếu tỉ lệ thụ tinh của tất cả
giao tử là 1% và các hợp tử đều phát triển thành cá thể thì số cá thể mang 2
NST có nguồn gốc từ ông nội là bao nhiêu? Cho ràng số cá thể thu được đúng bằng
lí thuyết.
Bài 15. Tại một xí
nghiệp sản xuất gà giống, trong một đợt ấp trứng người ta thu được 3800 con gà
con. Kiểm tra sinh học các gà mẹ cho thấy tỉ lệ thụ tinh của trứng đạt 100%, tỉ
lệ trứng nở so với trứng thụ tinh là 95%.
a, Cho biết số lượng tế bào sinh
trứng đã tham gia hình thành số gà con trên.
b, Biết số lượng tinh trùng được
dùng để phối giống còn dư thừa là 3996.103. Hãy tính số lượng tế bào
sinh tinh đã tham gia hình thành giảm phân tạo nên tinh trùng phục vụ đợt phục
vụ phối giống trên và tính hiệu suất thụ tinh của tinh trùng.
c, Biết bộ NST lưỡng bội của gà 2n =
78, hãy tính số lượng NST bị tiêu biến trong quá trình hình thành tế bào trứng
nói trên.
Bài 16. Ba hợp tử
cùng loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Các hợp tử thực hiện quá tình nguyên
phân liên tiếp tạo tế bào con. Số tế bào con do hợp tử thứ nhất tạo ra bằng 25%
tế bào do hợp tử thứ 2 sinh ra. Tổng số NST đơn trong các tế bào con sinh ra từ
hợp tử 3 là 384. Trong quá trình nguyên phân của 3 hợp tử trên đã tạo ra các tế
bào con với số NST đơn là 624.
a, Xác định số tế bào con do mỗi hợp
tử sinh ra
b, Xác định số lần nguyên phân của
mỗi hợp tử.
Bài 17. Ở một loài
thực vật, giả thiết các cặp NST tương đồng đều chứa cặp gen dị hợp. Khi không
có trao đổi chéo và giảm phân bình thường thì số tinh trùng tôi đa tạo thành là
256.
a, Tìm bộ NST lưỡng bội của loài
b, Nếu có 1 cặp NST tương đồng có
trao đổi đoạn tại 1 điểm thì thu được tối đã bao nhiêu loại giao tử?
c,Có 2 cặp NST tương đồng có trao
đổi đoạn tại 1 điểm, tính số loại giao tử tạo thành.
SƠ ĐỒ TƯ DUY PHẦN GIẢM PHÂN
![]() |
QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét