ĐỀ LUYỆN TẬP THI TỐT NGHIỆP MÔN SINH
ĐỀ SỐ 1
A. PHẦN CHUNG (Dành cho tất cả thí sinh-
từ câu 1- 32)
Câu 1: Sao chép bán bảo tồn là cơ chế sao chép
A. một mạch mới
được tổng hợp liên tục, còn mạch mới thứ hai tổng hợp thành từng đoạn Okazaki,
rồi được nối lại với nhau nhờ enzime nối.
B. một mạch mới
được tổng hợp liên tục, còn mạch mới thứ hai tổng hợp không liên tục.
C. một mạch mới được
tổng hợp liên tục, còn mạch mới thứ hai tổng hợp thành từng đoạn
D. một mạch mới được
tổng hợp từ nucleotit tự do, còn có nguồn gốc từ mẹ.
Câu 2: Loại đột biến nào làm thay đổi các gen trong nhóm gen liên kết này sang nhóm gen liên kết khác?
Câu 2: Loại đột biến nào làm thay đổi các gen trong nhóm gen liên kết này sang nhóm gen liên kết khác?
A. Đảo đoạn NST. B. Chuyển đoạn
NST. C. Lặp đoạn NST. D. Mất đoạn NST.
Câu 3: Vì sao nói mã di truyền mang tính thoái hóa?
A.Một bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại
axít amin. B.Nhiều bộ ba khác
nhau cùng xác định 1 loại axít amin.
C.Có bộ ba không mã hóa cho axít
amin nào. D.Một bộ ba mã hóa
cho nhiều loại axít amin.
Câu 4: Một gen có hiệu
số % giữa nuclêôtit loại ađênin với
nuclêôtit không bổ sung với nó là 20%. Tỉ lệ % từng loại nuclêôtit của gen là:
A.A
= T = 35%; G = X = 15%. B.A
= T = 15%; G = X = 35%.
C.A
= T = 25%; G = X = 25%. D.A
= T = G = X = 25%.
Câu 5: Chức năng của trình tự ADN trong vùng khởi động
(Promoter) trong mô hình operon Lac?
A.Chứa các trình tự đặc hiệu
.
B.Thực hiện quá trình khởi
động phiên mã của gen cấu trúc (Z, Y, A).
C.Nơi
ARN- pôlimeraza bám vào. D.Cả,
A, B, C đúng.
Câu 6 : Các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST từ mức đơn giản
đến phức tạp là:
A.
phân tử ADNà Nuclêôxôm à Sợi nhiễm sắc à Crômatit à NST.
B.
phân tử ADNà Nuclêôxôm à Sợi cơ bản à Crômatit à Sợi nhiễm sắc à NST.
C.
phân tử ADNà Nuclêôxôm à Sợi cơ bản à Sợi nhiễm sắcà Crômatit.
D.
phân tử ADNà Nuclêôxôm à Sợi nhiễm sắc à Sợi cơ bản à Crômatit. à NST.
Câu 7:
Ở người, bệnh nào sau đây là do đột
biến số lượng NST gây ra?
A. bệnh Đao. B. bệnh thiếu máu hồng cầu
hình liềm.
C. bệnh bạch tạng. D. bệnh bạch cầu ác tính
Câu 8: Ở cà độc
dược có bộ NST lưỡng bội 2n = 24 NST. Số NST ở thể ba nhiễm là
A. 36 NST. B. 48 NST. C. 26 NST. D. 25 NST.
Câu 9 : Phép lai Bb x bb (tính trạng trội hoàn toàntrội hoàn
toàn) cho kết quả về kiểu hình F1
A. 100% trội. B.
3trội :1lặn. C.
1trội :1lặn. D. 100% lặn
Câu 10 :Làm thế nào để
xác định kiểu gen của cá thể có kiểu hình trội?
A. Dùng định luật phân tính. B.
Tạo ưu thế lai.
C. Cho lai với cá thể đồng
hợp lặn tương ứng . D. Tất cả đều đúng.
Câu 11: Ở người gen A qui định tóc xoăn, gen a qui định tóc thẳng gen, B qui định mắt đen, gen b qui định mắt xanh. Các gen này phân ly độc lập với nhau.
Bố có tóc thẳng - mắt xanh Hãy chọn nguời mẹ có kiểu gen phù hợp để con toàn
mắt đen-tóc xoăn?
A. AaBb. B.
AaBB. C. AABb. D. AABB.
Câu
12 : Ở ngô, chiều cao thân do 3 cặp gen không alen
tác động cộng gộp, phân ly độc lập và cứ mỗi gen trội khi có mặt trong kiểu gen
sẽ làm cho cây thấp đi 20 cm, cây cao nhất có chiều cao 210cm. Chiều cao của
cây thấp nhất là
A. 90 cm. * B. 120cm C. 80 cm D. 60cm.
Câu 13
: Số
nhóm gen liên kết trong một tế bào bằng
A. số nhiễm sắc thể trong bộ
nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. B. số nhiễm
sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội n.
C. số nhiễm sắc thể trong bộ
nhiễm sắc thể tam bội 3n. D. số
cặp gen–alen cùng nằm trên một cặp NST.
Câu 14 : Cho cá thể dị hợp về 2 cặp gen AB/ab lai phân tích , F1
xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 4:4:1: , tần
số hoán vị gen là
A.10%. B.
20%. C. 25%. D.
40%.
Câu 15: Phải làm gì để vượt giới hạn năng suất của một giống
vật nuôi cây trồng khi kỹ thuật sản xuất đã đạt mức tối ưu?
A. Thay giống mới hoặc cải tiến giống cũ. B. Tưới tiêu nước hợp lý, bón
phân đúng kỹ thuật.
C. Cải tạo đồng ruộng, chuồng
trại thông thoáng, vệ sinh. D.
Thâm canh, tăng năng suất.
Câu 16:
Điều nào sau đây không phải là đặc
điểm của mức phản ứng?
A.Trong một kiểu gen, mỗi gen
có mức phản ứng riêng.
B.Tính trạng chất lượng có
mức phản ứng hẹp, tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng.
C.Mức phản ứng về mỗi tính
trạng là giống nhau giữa các giống.
D.Mức phản ứng do gen quy định nên di truyền.
Câu
17 : Trong
3 quần thể sau đây thì quần thể nào có cấu trúc di truyền đạt trạng thái cân
bằng?
P1: 0,35 AA
: 0,50 Aa : 0,15
aa P2: 0,50 AA : 0,25
Aa :
0,25 aa P3: 0,81
AA : 0,18 Aa : 0,01 aa
A.
Cả 3 quần thể đều đạt trạng thái cân
bằng. B. Chỉ có quần thể 2 đạt trạng thái cân bằng.
C.
Cả 3 quần thể đều không đạt trạng thái
cân bằng. D. Chỉ có quần thể 3 đạt trạng thái cân bằng.
Câu 18:
Số thể dị hợp ngày càng giảm, thể
đồng hợp ngày càng tăng được thấy trong quần thê
A. sinh sản sinh dưỡng. B.
sinh sản hữu
tính. C. tự phối. D.
ngẫu phối
Câu
19 : Phép
lai nào sau đây là lai gần?
A.Tự thụ phấn ở thực vật. B.Giao
phối cận huyết ở động vật.
C.Cho lai giữa các cá thể bất kỳ. D.A và B đúng.
Câu 20
:Trong
chọn giống vi sinh vật, phương pháp chọn giống nào dưới đây được sử dụng phổ
biến?
A.Nuôi cấy mô. B.Kỹ
thuật cấy gen. C.Gây đột biến nhân
tạo. D.Lai hữu tính.
Câu 21: Người ta thường sử dụng
phương pháp lai tế bào xôma trong trường hợp
A.lai cùng dòng. B.lai khác dòng. C.lai khác thứ . D.lai khác loài.
Câu
22 :Nếu
một bệnh di truyền không thể chữa được thì cần phải làm gì
A. ngăn chặn hậu quả cho con cháu bằng cách không sinh
đẻ.
B.
ngăn chặn hậu quả
cho con cháu bằng cách cấm kết hôn gần, hạn chế sinh đẻ.
C. không cần đặt vấn đề này ra vì bệnh nhân sẽ chết.
D.
cần theo dõi
người bệnh thường xuyên để có thể can thiệp kịp thời khi bệnh bộc phát.
Câu
23: Chu
trình nước
A. Chỉ liên quan tới nhân tố vô sinh của hệ sinh thái
B. Không có ở sa mạc
C. Là một phần của chu trình
tái tạo năng lượng trong hệ sinh thái
D. Là một phần của chu trình
tái tạo vật chất trong hệ sinh thái
Câu 24 : Một trong những
bằng chứng quan trọng nhất chứng tỏ các loài sinh vật đều tiến hóa từ tổ tiên
chung là:
- Các loài sinh
vật đều có khả năng trao đổi chất với môi trường.
- Các loài sinh
vật đều có khả năng sinh sản.
- Các loài sinh
vật đều có khả năng cảm ứng với môi trường.
D.
Các loài sinh vật đều sử dụng chung một loại mã di
truyền.
Câu 25:
Theo
quan niệm của Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhễm sắc thể.
Câu 26
:Nguồn
biến dị sơ cấp phát sinh do
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Chọc lọc tự nhiên.
C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Đột biến.
Câu 27 : Đối vớiloài sinh sản hữu tính, để phân biệt 2 loài
thân thuộc tiêu chuẩn thường được sử dụng là
A.
tiêu chuẩn hình thái. B.
tiêu chuẩn sinh lý hóa sinh.
C.
tiêu chuẩn cách li sinh sản D.
tiêu chuẩn địa lí – sinh thái.
Câu 28 :Bò sát khổng lồ chiếm ưu thế tuyệt đối ở kỉ
A. jura. B.
tam điệp. C. pecmi. D. phấn trắng.
Câu 29: Khoảng giới hạn sinh thái cho cá rô phi ở Việt Nam là
A.
20C- 420C. B.100C-
420C. C.50C-
400C. D.5,60C- 420C.
Câu 30 :Trong quần xã sinh vật trên cạn, loài chiếm ưu thế là
A.Thực
vật có hạt B.Thực vật
không có hoa C.Thực vật có hoa D.Thực vật không có hạt
Câu 31 :
Quan hệ giữa lúa với cỏ dại thuộc
quan hệ
A.hợp
tác. B.cạnh
tranh. C. cộng sinh. D.hội
sinh.
Câu 32 :Trong chuỗi thức ăn: cỏ " cá " vịt " người, thì một
loài động vật bất kỳ có thể được xem là
A. sinh vật tiêu thụ. B. sinh vật dị dưỡng. C. sinh vật phân huỷ. D. bậc dinh dưỡng.
II.. PHẦN RIÊNG
- Theo chương trình chuẩn (từ câu 33- 40)
Câu 33
: Nguyên
nhân tạo thành các phân đoạn Okazaki là
1.
Tính chất hai cực đối song song của phân tử ADN.
2.
Hoạt động tái bản của enzim ADN - pôlimeraza chỉ theo hướng từ 3’ - 5’ của mạch
gốc.
3.
ADN tổng hợp theo kiểu phân tán.
4.
Sự có mặt của enzim nối ADN - ligaza.
Phương
án đúng là
A. 1, 2. B.
1, 3. C. 1, 4. D. 2,
3.
Câu 34
: Loại
hoá chất có tác dụng thay thế cặp A – T bằng cặp G – X là
A. cônsixin. B.
etyl metal sunfurat. C. 5-Brôm uraxin
(5-BU). D. acriđin.
Câu 35
: Ưu điểm nổi bật của phương pháp nuôi cấy các tế bào đơn
bội là
A. tạo giống cây trồng đơn
bội.
B. tạo giống cây trồng lưỡng
bội đồng hợp về tất cả các cặp gen.
C. không cần khử nhị hoặc
loại bỏ nhụy.
D. không cần quan tâm đến
việc cây lai bất thụ hay không.
Câu 36:Tiến hóa lớn là
A. quá trình biến đổi kiểu gen của quần thể gốc. B. hình thành loài mới.
C. quá trình hình thành các đơn vị trên loài. D. có thể nghiên cứu bằng thực
nghiệm.
Câu 37 : Câu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa lí
trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?
A.Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành
loài mới
B.Các li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua
nhiều giai đọan trung gian chuyển tiếp
C.Các li địa lí luôn dẫn đến cách li sinh sản
D.Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính dẫn
đến phân hóa thành phần kiểu gen của các quần thể thích nghi
Câu 38
: Ổ sinh
thái là
A.
khu vực sinh sống của sinh vật. B.
nơi thường gặp của loài.
C.khoảng
không gian sinh thái có tất cả các điều kiện quy định cho sự tồn tại, phát
triển ổn định lâu dài của loài.
D.nơi
có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật
Câu 39
:Tập hợp
sinh vật nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?
A.Các
cây thông trên 1 khu đồi. B.Các
con voi trong 1 khu rừng.
C.Các
con cá trong 1 hồ tự nhiên. D.Các
cây rau mác trên cùng 1 bãi bồi
Câu 40
:Diễn thế
xảy ra trên môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định được gọi là
ADiễn
thế dưới nước B.Diễn
thế trên cạn
C.Diễn
thế nguyên sinh D.Diễn
thế thứ sinh
B. Chương trình nâng cao (từ câu 41- 48)
Câu 41 : Biểu hiện nào sau đây là của đột biến tiền phôi?
A.Chỉ biểu hiện ở một phần cơ thể. B.Biểu
hiện trên cả cơ thể.
C.Chỉ
biểu hiện trong giai đoạn đầu phát triển của phôi. D.Chỉ biểu hiện ở trứng hay tinh trùng.
Câu 42
: Trong
quá trình tái bản ADN, enzim ADN - pôlimeraza tác động theo phương thức:
A.
enzim ADN - pôlimeraza di chuyển song song cùng chiều trên hai mạch của phân tử
ADN để hình thành nên phân tử ADN mới bằng cách lắp ghép các nuclêôtit theo
nguyên tắc bổ sung.
B.
enzim ADN - pôlimeraza chỉ có thể tác động trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN
theo chiều 3’- OH ® 5’- P.
C.
enzim tác động tại nhiều điểm trên phân tử ADN để quá trình nhân đôi diễn ra
nhanh.
D.
B và C đúng.
Câu 43
: Hình
thức lai nào sau đây tạo được ưu thế lai tốt nhất ở cây trồng ?
A.Lai khác dòng. B.Lai
xa. C.Lai khác thứ. D.Lai kinh tế.
Câu 44 : Theo quan niệm hiện đại,
nhân tố qui định nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định
hướng quá trình tiến hoá là
A. quá trình chọn lọc tự nhiên. B. quá trình
đột biến.
C. quá trình giao phối. D. các cơ chế cách
li.
Câu
45: Trật tự nào sau đây của chuỗi thức ăn là không
đúng
A. cây xanh -> chuột -> mèo -> diều hâu C. cây xanh -> chuột
-> cú -> diều hâu
B. cây xanh -> rắn -> chim -> diều hâu D. cây xanh
-> chuột -> rắn -> diều hâu
Câu 46 : Chiều hướng tiến hóa của sinh giới là
A.
ngày càng đa dạng. B.
tổ chức ngày càng cao.
C. thích nghi ngày càng hợp lý. D. Cả 3 chiều hướng trên.
C. thích nghi ngày càng hợp lý. D. Cả 3 chiều hướng trên.
Câu 47
: Có thể hiểu giá
trị tối đa trong kích thước của quần thể là
A.Số lượng cá thể của quần thể
có thể đạt được, tương ứng với sức chịu đựng của môi trường.
B.Khi giá trị này bị suy giảm,
quần thể sẽ lâm vào tình trạng suy thoái và diệt vong.
C.Khoảng cách tối thiểu giữa
các cá thể cần có để thể hiện mối quan hệ nội bộ.
D.Khoảng cách tối thiểu giữa
các cá thể cần có để thể hiện mối quan hệ nội bộ. Khi giá trị này bị suy giảm,
quần thể sẽ lâm vào tình trạng suy thoái và diệt vong.
Câu 48 : Sản lượng sinh vật thực của cây xanh là 12.106 kcal,
thỏ tích lũy được 7,8.105 kcal. Hiệu suất sinh thái của sinh vật
tiêu thụ bậc 1 là
A.7% B.6,5% C.8% D.8,5%
ĐÁP ÁN: 1D 2B 3B 4A 5D 6C 7A 8D
9C 10C 11D 12A 13B 14B 15A
16C 17D 18C 19D 20C 21D
22A 23D 24D 25A 26D 27C 28A
29D 30C 31B 32A 33A 34C
35B 36C 37B 38C 39C 40D
ĐỀ LUYỆN TẬP THI TỐT NGHIỆP MÔN SINH
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Sinh
vật sản xuất là
A. sinh vật có khả năng sử
dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp nên các chất hữu cơ.
B. sinh vật sử dụng năng
lượng chuyển hóa từ vi sinh vật.
C. sinh vật mở đầu của chuỗi
thức ăn.
D. sinh vật sử dụng chất hữu
cơ được tạo ra bởi các sinh vật khác.
Câu 2 Mã di truyền có tính phổ biến,
nghĩa là
A.Tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền.
B.Một bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại axít amin.
C.Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ vài ngoại lệ.
D.Nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định 1 loại axít
amin.
Câu 3: Một gen có chiều dài là
9027 ăngstron, số nuclêôtit loại Ađênin
chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Gen tiến hành nhân đôi và đã
nhận của môi trường nội bào 15930 nuclêôtit. Hỏi số lượng từng loại
nuclêôtit môi trường đã cung cấp cho gen nhân đôi là bao nhiêu?
A. A = T = 1062 và G = X = 1593. B. A = T = 3186 và
G = X = 4779.
C. A = T = 1536 và G = X = 1120. D. A = T = 4248 và
G = X = 6372.
Câu 4: Trong quá trình tổng hợp ARN, enzim ARN - pôlimeraza có vai trò
A.
xúc tác để tách 2 mạch của gen.
B.
xúc tác cho việc bổ sung các nuclêôtit để hình thành phân tử ARN.
C.
xúc tác để tách phân tử ARN sau khi được tổng hợp ra khỏi gen.
D. A và B đúng
Câu 5: Theo
giả thuyết siêu trội, thì ở đời con có ưu thế lai là nhờ
A. Chứa
nhiều cặp gen hơn bố, mẹ. B.
Chứa nhiều cặp gen đồng hợp tử hơn bố, mẹ.
C.
Chứa nhiều cặp gen dị hợp tử hơn bố, mẹ. D.
Chứa hàm lượng ADN cao hơn bố, mẹ.
Câu 6: . NST giới tính chỉ gồm một chiếc hình que
(kí hiệu OX) trong tế bào sinh dưỡng được tìm thấy ở
A. Cá thể cái ở loài châu chấu. B. ruồi giấm
C. Cá thể đực ở loài châu chấu. D. người
Câu
7: Ở người bệnh mù nàu (đỏ và lục) là
do đột biến lặn nằm trên NST giới tính X gây nên ( Xm), trên trội M
tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai
bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
A. XMXM
và XmY B. XMXm và XMY C. XMXm và XmY D. XMXM
và XMY
Câu 8: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành
là nơi
A. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
B. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
C. chứa thông tin mã hóa các axit amin trong phân tự prôtêin cấu trúc.
D. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
Câu 9 : Sơ đồ thể hiện quy trình tạo giống mới bằng phương
pháp gây đột biến bao gồm các bước
I.
Cho tự thu phấn hoặc lai gần để tạo ra các giống thuần chủng
II.
Chọn các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn
III.
Xử lí mẫu vật bằng các tác nâhn đột biến
IV.
Tạo dòng thuần chủng
A. I-IV-II B.
III-II-IV C. IV-III-II D. II-III-IV
Câu 10:
Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi
A. bố mẹ thuần chủng khác
nhau về 2 cặp tính trạng tương phản.
B. các gen chi phối các tính
trạng phải trội hoàn toàn.
C. các cặp gen qui định các
cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp NST tương đồng.
D. các cặp gen qui định các
cặp tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
Câu 11: Hội chứng Đao ở người là do loại đột biến nào gây ra?
A. Đột biến gen. B.
Đột biến cấu trúc NST.
C.
Đột biến thể dị bội. D.
Đột biến thể đa bội.
Câu 12: Những cơ quan tương đồng ở
những loài khác nhau là những cơ quan
A.Được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên. B.Có chức năng tương tự nhau.
C. Có cấu tạo tương tự nhau. D.Trong
phát triển phôi đều có ở các loài động vật.
Câu 13: Bộ ba mở đầu với chức năng qui định khởi đầu
dịch mã và qui định mã hóa axit amin mêtiônin là
A.5’XAU3’ B.
3’XAU5’ C.
5’AUG3’. D.
3’AUG5’
Câu 14: Một quần thể được gọi là
ở trong trạng thái cân bằng di truyền khi tỉ lệ các kiểu gen của quần thể tuân theo công thức sau (Gen
A chỉ có hai alen A và a với tần số alen A và a tương ứng là p và q)
A.p2 (AA) : 2pq (Aa) : q2 (aa). B. q2
(AA) : 2pq (Aa) : p2 (aa).
C.p2 (Aa) : 2pq (AA) : q2 (aa). D. q2
(Aa) : 2pq (AA) : p2 (aa).
Câu 15: Mục đích của phương pháp lai tế
bào xôma là
A.tạo giống mới mang đặc điểm của cả hai loài mà
phép lai hữu tính không thực hiện được.
B.tạo những cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể 4n.
C.tạo những giống cây trồng mới vừa cho năng suất
cao vừa có khả năng kháng sâu bệnh.
D.nhân nhanh những giống cây quý hiếm.
Câu 16: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng là trội hoàn toàn so với hạt
xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở
cây F2 sẽ như thế nào?
A.
100% hạt vàng. B.
1 hạt vàng: 1 hạt xanh.
C.
3 hạt vàng: 1 hạt xanh. D.
5 hạt vàng: 1 hạt xanh.
Câu 17: Các bước cần tiến hành trong kỹ
thuật chuyển gen là:
A.Tách chiết được thể truyền và gen cần chuyển ra
khỏi tế bào → Xử lý chúng bằng enzim restrictaza → Dùng enzim ligaza để gắn
chúng lại thành ADN tái tổ hợp.
B.Phân lập dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp → Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
C.Tạo ADN tái tổ hợp → Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → Phân lập dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp.
D.Tạo ADN tái tổ hợp → Phân lập dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp.
Câu 18: Giải thích mối quan hệ giữa
các loài Đacuyn cho rằng các loài
A. là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.
B. là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
C. được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác
nhau.
D. đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc
tự nhiên.
Câu 19: Thể đột biến là
A.Những
cơ thể bị đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình.
B.
Tập hợp các kiểu gen trong tế bào của cơ thể bị đột biến.
C.Tập
hợp các dạng đột biến của cơ thể. D.Tập
hợp các NST bị đột biến.
Câu 20: Tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật có 3 phương
pháp chính là
A. Tách phôi thành nhiều phôi, kết hợp nhiều phôi
với nhau, chuyển gen mới vào phôi.
B. Tạo ADN tái tổ hợp, đưa ADN vào tế bào nhận,
phân lập dòng tế bào.
C. Nuôi cấy mẫu mô thực vật, lai tế bào sinh
dưỡng, nuôi cấy hạt phấn (hoặc noãn).
D. Đưa thêm gen lạ vào, làm biến đổi gen, loại bỏ
gen nào đó trọng hệ gen.
Câu 21: Tiến hoá nhỏ là quá trình
A.
hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B.
biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
C.
biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D.
biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.
Câu 22: Thành phần cấu tạo chủ
yếu của NST ở sinh vật nhân thực gồm
A. ADN và ARN. B.
ADN và protein. C.ARN và ribôxôm. D.Nuclêôxôm và lipit.
Câu 23: Thế nào là gen đa hiệu?
A. Gen tạo ra nhiều loại mARN.
B. Gen điểu khiển sự hoạt động của gen khác.
C.
Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.
D.
Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao.
Câu 24: Tính
tỉ lệ các loại giao tử được sinh ra từ cơ thể có kiểu gen Bv/bV (Biết tần số
hóan vị gen bằng 15%)
A. 50% Bv ; 50% bV
; 50% BV; 50 % bv B. 15% BV; 15% bv
C. 15% BV; 15% bv; 35% Bv; 35% bV D. 7,5% BV; 7,5% bv; 42,5% Bv; 42,5% bV
Câu 25: Biến dị tổ hợp là loại biến dị xuất hiện thông qua quá
trình
A. Đột biến. B.
Chọn lọc tự nhiên. C. Giao phối. D. Cách ly.
Câu 26: Cây tứ bội có kiểu
gen Aaaa có thể tạo 2 loại giao tử với tỉ lệ:
A.1/6AA : 4/6Aa : 1/6 aa B. 1/2Aa : 1/2aa C. 1/2AA : 1/2Aa D.
100%Aa
Câu 27: Những trở ngại do khác nhau về cấu tạo của cơ quan
sinh sản nên không giao phối với nhau được gọi là
A. cách li nơi ở. B.
cách li tập tính. C. cách li mùa
vụ. D. cách li cơ học.
Câu 28: Phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd
với các gen trội là trội hoàn toàn sẽ có ở đời sau có
A. 4 kiểu hình : 12 kiểu gen. B. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen.
C. 8 kiểu hình : 12 kiểu gen. D. 6 kiểu hình: 4 kiểu gen.
A. 4 kiểu hình : 12 kiểu gen. B. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen.
C. 8 kiểu hình : 12 kiểu gen. D. 6 kiểu hình: 4 kiểu gen.
Câu 29: Qúa
trình hình thành loài theo con đường cách li sinh thái chủ yếu gặp ở
A. Nhiều loài động vật và thực vật. B. Các loài sinh vật
không hoặc ít di động.
C. Chỉ ở các động vật bậc cao. D. Chỉ ở thực vật, thường là thực vật
bậc cao.
Câu 30 : Hiện
tượng quần thể muỗi có số lượng cá thể nhiều vào các tháng xuân hè, giảm vào
các tháng mùa đông, thuộc dạng biến động nào?
- Biến động theo chu kì mùa. C.Biến động theo chu kì năm.
- Biến động không theo chu kì. D. Số lượng bất
thường trong năm.
Câu
31: Đột biến xảy ra làm gen có thêm 1
liên kết hiđrô nhưng chiều dài của gen không đổi, đó là dạng đột biến gen
A. thay thế 1 cặp A = T (hoặc cặp T = A) bằng 1 cặp G º X (hoặc cặp X º G).
B. thay thế 1 cặp G º X (hoặc cặp X º G) bằng 1 cặp A = T (hoặc cặp T = A).
C. thêm 1 cặp nuclêôtit A = T (hoặc cặp T = A).
D. thêm 1 cặp nuclêôtit G º X (hoặc cặp X º G).
Câu 32: Sự
phát sinh sự sống gồm các giai đoạn theo thứ tự
A.
tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học.
B.
tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.
C. tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa hóa học, tiến hóa sinh học.
C. tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa hóa học, tiến hóa sinh học.
D.
tiến hóa hóa học, tiến hóa sinh học.
Câu 33: Hình thức phân bố đồng đều của cá cá thể trong quần
thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chịu điều kiện bất lợi
của môi trường.
B. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi
trường.
C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. D.Các cá thể cạnh tranh gay gắt
giành nguồn sống.
Câu 34: Cây hoa cẩm tú cầu có cùng một kiểu gen nhưng khi trồng
trong môi trường đất có pH khác nhau thì sẽ cho hoa có màu khác nhau. Màu sắc
hoa phụ thuộc vào
A. nhiệt độ B. môi trường đất C. độ pH của đất D. loại đất
Câu 35: Các cá thể trong quần thể có thể có những quan hệ sinh
thái là
A.Hỗ
trợ và cạnh tranh. B.Hỗ
trợ và đối kháng.
C.Cộng
sinh và hội sinh. D. Cộng sinh và hợp tác.
Câu 36: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao
là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cây thân cao có kiểu gen
AAaa tự thụ phấn thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là
A. 35 cao: 1 thấp. B. 33 cao: 3 thấp. C. 27 cao: 9 thấp. D. 3 cao: 1 thấp.
Câu 37: Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần
xã do
A.số lượng cá thể nhiều. B.sức sống mạnh, sinh
khối lớn, hoạt động mạnh.
C.có khả năng tiêu diệt các loài khác. D.số lượng cá
thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
Câu 38: Loài
người xuất hiện vào kỉ …. của Đại Tân sinh
A.Đệ nhất. B.
Đệ nhị. C.Đệ
tam. D.Đệ tứ.
Câu 39: Trong một quần thể có 100 cây có kiểu gen AA, 120 cây
có kiểu gen Aa, 180 cây có kiểu gen aa.
Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là
A. 0,4; 0,6. B. 160,240. C. 45% ; 55%. D. 0,55 ; 0,4.
Câu 40: Quan
hệ thường xuyên và chặc chẽ giữa 2 loài hay nhiều loài. Tất cả các loài tham
gia đều có lợi. Đó là mối quan hệ nào sau đây?
A. Cộng sinh. B.
Hợp tác. C. Hội sinh. D. Cạnh tranh.
ĐỀ LUYỆN TẬP THI TỐT NGHIỆP MÔN SINH
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Ở cấp độ phân tử nguyên tắc bổ sung được thể
hiện trong cơ chế
A. tự
sao, tổng hợp ARN B. tự
sao, tổng hợp ARN, dịch mã
C. tổng hợp ADN, ARND. D.tổng
hợp ADN, dịch mã
Câu 2: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chắc chắn
dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể thuộc đột biến
A.mất đoạn B.chuyển đoạn C.lặp
đoạn D.đảo đoạn
Câu 3: Trong 1 quần thể cây trồng, người ta
phát hiện một NST có 3 dạng khác nhau về trình tự các đoạn là: 1= ABCDEFGH; 2 =
ABCDGFEH; 3 = ABGDCFEH. Quá trình phát sinh các dạng này do đảo đoạn theo sơ
đồ:
A.2 --> 3 --> 1 B.2 --> 1 --> 3 C.1 --> 2 --> 3 D.3 --> 1 --> 2
Câu 4: Tế bào sinh noãn của 1 cây nguyên phân 3
lần liên tiếp đã sinh ra các tế bào con có tổng cộng 112 NST. Loài đó có thể có
tối đa bao nhiêu loại giao tử khuyết 1 NST?
A.1 B.3 C.5 D.7
Câu 5 : Kết quả của phép lai thuận nghịch khác
nhau theo kiểu đời con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó
A.nằm ở ngoài nhân B.nằm trên nhiễm sắc thể thường
C.có thể nằm trên nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể giới
tính
Dnằm trên nhiễm sắc thể giới tính
Câu 6 : Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối
biến đổi qua các thế hệ theo hướng
A.giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng
hợp tử trội
B.giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng
hợp tử lặn
C.tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử
D.giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử
Câu 7: Tần số tương đối các alen của một quần thể
có tỉ lệ phân bố kiểu gen
0,81 AA + 0,18 Aa + 0,01 aa
là
A.0,3 A; 0,7a B.0,9A;
0,1a C.0,4A;
0,6a D.0,7A; 0,3a
Câu 8: Trong kĩ thuật di truyền, không thể đưa
trực tiếp một gen từ tế bào cho sang tế bào nhận mà phải dùng thể truyền vì
A.thể truyền có thể xâm nhập dễ dàng vào tế bào nhận
B.một gen đơn lẻ trong tế bào nhận dễ bị tiêu huỷ
C.một gen đơn lẻ trong tế bào không có khả năng tự nhân đôi
D.thể truyền có khả năng tự nhân đôi hoặc xen cài vào hệ gen của
tế bào nhận
Câu 9: Cơ quan tương đồng là những cơ quan
A.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau
B.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ
thể, có kiểu cấu tạo giống nhau
C.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống
nhau, có hình thái tương tự
D.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có
kiểu cấu tạo giống nhau
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không phải là quan
niệm của Đacuyn?
A.loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, dưới
tác dụng của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân li tính trạng
B.chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền của
sinh vật
C.toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hoá từ một
nguồn gốc chung
D.ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thích nghi
kịp thời
Câu 11: Quần xã rừng U Minh có loài đặc trưng là:
A.bọ lá B.tôm
nước lợ C.cây
tràm D.cây
mua
Câu 12: Đâu là một hệ sinh thái(HST) nhân tạo:
A.savan B.
rừng cao su C.rừng
nhiệt đới D.HST biển
Câu 13: Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn nằm
trên NST thường quy định. Nếu bố bị bệnh, mẹ bình thường. Khả năng sinh con bị
bạch tạng là
A.25% B.50% C.12,5% D.75%
Câu 14: Nguyên nhân của hiện tượng bất thụ thường gặp ở con lai giữa 2 loài khác nhau
là
A.tế bào cơ thể lai xa chứa bộ NST
tăng gấp bội so với 2 loài bố mẹ
B.tế bào cơ thể lai xa có kích thước
lớn, cơ thể sinh trưởng mạnh, thích nghi tốt
C.tế bào của cơ thể lai xa không mang
các cặp NST tương đồng
D.tế bào cơ thể lai xa mang đầy đủ bộ
NST của 2 loài bố mẹ
Câu 15 : Để giải thích hiện tượng ưu thế lai, người ta cho rằng: AA < Aa >
aa. Đó là giả thuyết nào?
A.Giả thuyết siêu trội B.Tác
động cộng gộp của các gen trội có lợi
C.Giả thuyết đồng trội D.Giả
thuyết dị hợp, gen trội lấn át gen lặn
Câu 16: Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình tiến hoá tiền
sinh học là:
A. Xuất hiện cơ chế tự sao chép. B. Xuất
hiện các enzim.
C. Hình thành các côaxecva. D.
Hình thành lớp màng bán thấm.
Câu 17: Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của một
loài 2n = 12. Số nhiễm sắc thể có thể dự đoán ở thể tứ bội là
A.7 B.24 C.18 D.8
Câu 18: Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu
hạt vàng- nhăn đời lai thu được tỉ lệ 3 vàng -trơn:3 vàng- nhăn:1 xanh -trơn:1
xanh - nhăn. Thế hệ P có kiểu gen
A.AaBb x aaBb B.AaBb x Aabb C.Aabb x AaBB D.AaBb x aaBB
Câu 19: Điều không đúng về di truyền qua tế bào chất là
A.vật chất di truyền và tế bào chất được chia đều cho các tế bào
con
B.các tính trạng di truyền không tuân theo các quy luật di truyền
nhiễm sắc thể
C.kết quả lai thuận nghịch khác nhau trong đó con lai thường mang
tính trạng của mẹ và vai trò chủ yếu
thuộc về tế bào chất của giao tử cái
D.tính trạng do gen trong tế bào chất quy định vẫn sẽ tồn tại khi
thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc khác
Câu 20: Một loài thực vật, ở thế hệ P có tỉ lệ Aa
là 100%, khi bị tự thụ phấn bắt buộc thì ở thế hệ F2 tỉ lệ Aa sẽ là
A.12,5% B.75% C.25% D.50%
Câu 21: Khi
nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái thì câu sai là
A. Năng lượng truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh
dưỡng cao.
B. Càng lên bậc dinh dưỡng cao thì dòng năng lượng càng
giảm.
C. 90% năng lượng được truyền lên bậc trên.
D. Trong mỗi dòng năng lượng chỉ được dùng 1 lần.
Câu 22: Mắt
xích chung trong lưới thức ăn là
A. sinh vật có mặt trong nhiều chuỗi thức ăn. C. sinh vật đóng vai trò quan trọng.
C.
luôn là sinh vật sản xuất. D. luôn là sinh vật phân giải
Câu 23: Kiểu
hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào
chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế?
A.
Hệ sinh thái biển. B.
Hệ sinh thái thành phố.
C.
Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. D. Hệ sinh thái nông nghiệp.
Câu 24: Tiến hoá hoá học là quá trình
A.hình thành các hạt
côaxecva. B.
xuất hiện cơ chế tự sao.
C. xuất hiện các enzim. D.tổng
hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học.
Câu 25: Câu
nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài
là đúng nhất?
A. Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành
loài mới
B. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua
nhiều giai đọan trung gian chuyển tiếp
C. Cách li địa lí luôn dẫn đến cách li sinh sản
D. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính dẫn
đến phân hóa thành phần kiểu gen của các quần thể thích nghi
Câu 26: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều
chỉnh số lượng của quần thể là
A.
mức sinh sản. C.
mức tử vong.
B. sức tăng
trưởng của cá thể. D.
nguồn thức ăn từ môi trường.
Câu 27: Nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá là
A. Đột biến. B.
Chọn lọc tự nhiên. C. Giao
phối. D. Biến dị tổ hợp.
Câu 28: Có thể hiểu
giá trị tối đa trong kích thước của quần
thể là
A. Số lượng cá thể của
quần thể có thể đạt được, tương ứng với sức chịu đựng của môi trường.
B. Khi giá trị này bị
suy giảm, quần thể sẽ lâm vào tình trạng suy thoái và diệt vong.
C. Khoảng các tối
thiểu giữa các cá thể cần có để thể hiện mối quan hệ nội bộ.
D. Khoảng các tối
thiểu giữa các cá thể cần có để thể hiện mối quan hệ nội bộ. Khi giá trị này bị
suy giảm, quần thể sẽ lâm vào tình trạng suy thoái và diệt vong.
Câu 29: Người ta có thể làm biến
đổi hệ gen của một sinh vật bằng cách :
- đưa thêm một gen lạ (khác loài) vào hệ gen " SV chuyển gen.
- làm biến đổi một gen có sẳn trong hệ gen.
- loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen không mong muốn nào đó trong hệ gen.
- cả ba cách trên.
Câu 30: Bước cơ bản trong phương pháp cấy
truyền phôi ở công nghệ tế bào động vật là
A. Lấy phôi của loài này cấy vào loài kia.
B. Tách phôi thành nhiều phôi để tạo nhiều con vật
có kiểu gen giống nhau.
C. Kết hợp phôi của nhiều loài để tạo ra sinh vật
mới.
D. Dùng một tế bào của cơ thể để phát triển thành
cơ thể mới.
Câu 31: Các đặc trưng cơ bản của quần xã là
A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ.
B. độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần xã.
C. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong.
D. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã
Câu 32: Dạng
vượn người nào dưới đây có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với loài người?
A. Vượn. B.
Đười ươi. C. Gôrila
. D. Tinh tinh.
Câu 33: Một quần thể
khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp tử Aa là 0,4. Sau hai thế hệ tự thụ phấn thì
tần số kiểu gen dị hợp trong quần thể sẽ là bao nhiêu?
A. 0,1. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,4
Câu 34: Ý nghĩa của quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong
quần thể
A. Quần thể tồn tại ổn định và khai thác tối ưu nguồn
sống của môi trường.
B. Số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy
trì ở mức độ phù hợp.
C. Các cá thể dễ tìm kiếm thức ăn hơn.
D. Các cá thể bảo vệ nhau tốt hơn.
Câu 35: Đoạn Okazaki là
A.
Đoạn ADN được
tổng hợp liên tục theo mạch khuôn của ADN.
B.
Đoạn mARN được
phiên mã từ mạch gốc của gen.
C.
Từng đoạn ngắn
của mạch ADN mới hình thành trong quá trình nhân đôi.
D.
Các đoạn của mạch
mới được tổng hợp trên hai mạch khuôn.
Câu 36: Một gen có số nulêôtit loại T
là 360 và chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Chiều dài của gen này là:
A. 0,2448 micrômet. B. 0,153 micrômet. C.
0,612 micrômet. D.0,306 micrômet
Câu 37: Diễn thế xảy ra trên môi trường đã có một quần xã sinh
vật nhất định được gọi là
A. Diễn thế dưới nước C.
Diễn thế trên cạn
B. Diễn thế nguyên sinh D.
Diễn thế thứ sinh
Câu 38: Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị gen
với tần số 32%. Cho biết không xảy ra đột biến. Tỉ lệ giao tử Ab là
C.
A. 24% B. 32% C. 8% D.
16%
A.
Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST Y.
B.
Gen quy định giới tính nằm trên các NST thường.
C.
Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST X.
D.
Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST giới tính.
Câu 40: .
Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn a nằm trên NST giới tính X qui
định. Gen A: máu đông bình thường. Mẹ mang kiểu gen dị hợp, bố có kiểu hình
bình thường. Kết quả kiểu hình ở con lai là
A.
75% bình thường: 25% bị bệnh. B.
75% bị bệnh: 25% bình thường.
C.
50% bị bệnh: 50% bình thường. D.
100% bình thường.
10 nhận xét:
Nếu chọn đáp án và xuất ra kết quả ngay trên trang này luôn thì thật tiện, bạn thấy sao!
À, mình muốn giúp bạn click quảng cáo, làm sao hả bạn, cứ có QC nào là click vô thôi đúng không!
hjhj cảm ơn Mai nhé. LÀm cái đó thì làm được nhưng công chuẩn bị hơi lâu Mai à. Lúc trước mình cũng có làm một số đề theo dạng đố nhưng vất vả quá.
Uhm nếu Mai ủng hộ thì cứ click đại vào đâu cũng được, hjhj. Cảm ơn bạn hiền
thầy ơi k có đáp án à thầy.
thầy chỉ e cách tính số nst tam bội ở cây lưỡng bội với
e xin cảm ơn thầy
thầy ơi k có đáp án à thầy.
thầy chỉ e cách tính số nst tam bội ở cây lưỡng bội với
mong thầy sớm hồi âm cho e
Đáp án để th làm sau, làm biếng quá.
NST lưỡng bội là 2n từ 2n này suy ra n, tam bội là 3n.
ví dụ cà độc dược có 2n = 24, tính số nst ở thể tam bội.
Ta có 2n = 24 --> n = 12 --> thể tam nhiễm 3n = 3x12 = 36
chúc em học tốt
thầy ơi cho em xin đáp án đi thầy
thay oi co dap an de 2 k
dap an de 2 ko co ha thay
Đăng nhận xét