I. Học thuyết tiến hoá của Đacuyn
1. Nguyên nhân tiến hoá: chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di
truyền của sinh vật.
2. Cơ chế tiến hoá: sự tích lũy các biến dị có lợi (giữ lại những cá thể mang
biến dị thích nghi hơn với môi trường sống), đào thải các biến dị có hại (đào
thải những cá thể kém thích nghi) dưới
tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
3. Hình thành đặc điểm thích nghi: biến dị phát sinh vô hướng, sự thích
nghi hợp lý đạt được thông qua sự đào thải dạng kém thích nghi.
4. Hình thành loài mới: loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian
dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng từ 1
nguồn gốc chung.
5. Đánh giá:
+Ưu điểm:
- Phát hiện vai trò sáng
tạo của chọn lọc tự nhiên.
- Giải thích thành công
sự hình thành đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
- Giải thích thành công
nguồn gốc của các loài
+Tồn tại:
- Chưa hiểu rõ cơ chế
phát sinh biến dị và di truyền các biến dị
- Chưa đi sâu vào cơ chế
hình thành loài mới, chưa thấy được vai
trò của sự cách ly đối với hình thành loài mới.
II. Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại
1.Quan niệm tiến hóa và nguồn nguyên liệu tiến hóa:
1.1. Quan niệm tiến hóa:
tiến hóa chia thành 2 quá trình tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
+ Tiến hóa nhỏ:
- Là quá trình làm biến đổi cấu trúc
di truyền của quần thể (biến đổi
tần số alen, thành phẩn kiểu gen của quần thể) dưới tác động của các nhân
tố tiến hóa.
- Cấu trúc di truyền của quần thể biến
đổi đến một lúc làm xuất hiện sự cách ly sinh sản giữa quần thể đã biến
đổi với quần thể gốc dẫn đến hình thành loài mới.
b. Tiến hóa lớn:
- Là quá trình biến đổi trên qui mô
lớn, trải qua hàng triệu năm, hình thành các nhóm phân loại trên loài: chi, họ,
bộ, lớp, ngành.
1.2. Nguồn nguyên liệu tiến hóa:
- Là các biến dị di truyền (đột biến,
biến dị tổ hợp, do di nhập gen).
- Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ
cấp, biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa.
2. Các nhân tố tiến hóa:
2.1. Đột biến: nhân
tố tiến hóa không định hướng.
- Làm thay đổi tần số alen và thành
phần kiểu gen của quần thể.
- Tần số đột biến đối với
từng gen rất nhỏ (10-6 – 10-4) nhưng ở cá thể sinh vật có
hàng vạn gen, mỗi quần thể có nhiều cá thể nên số lượng alen đột biến được phát
sinh trong quần thể trên một thế hệ là tương đối lớn.
- Đột biến gen được xem
là nguồn nguyên liệu chủ yếu
vì nó phổ biến hơn đột biến NST, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự
sinh sản của cơ thể.
2.2. Di nhập gen:
- Là hiện tượng trao đổi các cá thể
(động vật) hoặc giao tử giữa các quần thể.
- Làm thay đổi thành phần kiểu gen và
tần số alen của quần thể.
2.3. Chọn lọc tự nhiên: là
nhân tố tiến hóa có hướng.
- CLTN là quá trình phân hóa khả năng
sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
- Đơn vị chọn lọc: cá thể và quần
thể.
- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu
hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen
của quần thể → hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen thích
nghi hơn (hình thành quần thể thích nghi)
- CLTN làm thay đổi tần số alen nhanh
hay chậm tùy thuộc vào:
+ Chọn lọc chống lại alen
trội: CLTN nhanh chóng làm thay đổi tần số alen vì gen trội biểu biện ra kiểu
hình ngay (khi ở trạng thái đồng hợp và dị hợp).
+ Chọn lọc chống lại alen
lặn: chậm vì alen lặn chỉ bị đào thải khi ở trạng thái đồng hợp tử.
Lưu ý: không bao giờ loại
hết alen lặn vì alen lặn có thể tồn tại với 1 tần số thấp trong cá thể dị hợp
tử.
Tóm lại:
+ CLTN đóng vai trò sàn lọc và làm
tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể cũng
như tăng cường các mức độ thích nghi bằng cách tích lũy các alen quy định các
đặc điểm thích nghi nhưng không tạo ra kiểu gen thích nghi.
+ Tốc độ quá trình hình thành quần
thể thích nghi phụ thuộc vào quá trình phát sinh và tích lũy các đột biến, quá
trình sinh sản và áp lực của CLTN.
2.4. Các yếu tố ngẫu nhiên: thay đổi tần số alen không theo 1 chiều nhất định (1 alen nào đó dù
có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoặc ngược lại).
- Hay xảy ra đối với những quần thể có kích
thước nhỏ.
- Có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen
của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
2.5. Giao phối không ngẫu nhiên (tự thụ phấn, giao phối gần, giao
phối có chọn lọc).
- Không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng lại làm thay đổi
thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử, giảm dần
tần số kiểu gen dị hợp tử.
- Làm nghèo vốn gen của quần thể,
giảm sự đa dạng di truyền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét