1. Ý nghĩa của quá trình tiêu hóa
Muốn sống cần có các chất nuôi dưỡng, dùng để
sản xuất công và đảm bảo hoạt động sống của cơ thể. Vì thế cơ thể không thể sống
được nếu môi trường ngoài không cung cấp cho cơ thể những chất nuôi dưỡng xác định,
những sinh tố, muối khoáng và nước, phù
hợp với bản chất cơ thể và điều kiện sống của nó. Từ những động vật bậc thấp đến
động vật bậc cao, chức năng dinh dưỡng được thực hiện nhờ hệ tiêu hoá. Hệ tiêu
hoá (ống tiêu hoá) cùng với một số cơ quan: gan, tuỵ là cơ quan tiếp nhận, thực
hiện các quá trình biến đổi cơ học, hoá học, vi sinh vật chuyển các chất phức tạp
của thức ăn thành các chất đơn giản giúp cơ thể hấp thu và sử dụng được.
Chỉ một phần nhỏ chất nuôi dưỡng có thể hoà
tan trong nước và được đưa thẳng từ môi trường ngoài vào môi trường trong mà
không cần qua một sự chế biến nào. Phần lớn các chất nuôi dưỡng còn lại đều phải
kinh qua một loạt chế biến cơ học và hoá học trong ống tiêu hoá, để thành những
hợp chất đơn giản có thể hoà tan trong nước trước khi được đưa từ môi trường
ngoài, tức là ống tiêu hoá, vào môi trường trong tức là máu và bạch huyết.
2. Sự tiến hóa của hệ tiêu hóa
Trong quá trình phát triển chủng loại, ở những động vật đơn bào, hệ tiêu
hoá chưa phát triển, quá trình tiêu hoá được thực hiện trực tiếp trong tế bào
(như amip dùng giả túc thu nhận thức ăn; thực bào của bạch cầu ...). Đó là quá
trình tiêu hoá nội bào. Từ động vật ruột khoang đã có túi tiêu hoá nhưng chưa
hình thành hậu môn mà ống tiêu hoá mới chỉ có một lỗ, vừa thu nhận vật chất
vào, vừa thải bã ra. Từ da gai, ống tiêu hoá phát triển và đã có miệng , hậu
môn. Động vật càng ở thang tiến hoá cao, hệ tiêu hoá càng phát triển và phân
hoá thành nhiều phần phức tạp, từ miệng đến hậu môn và các tuyến tiêu hoá.
Quá trình biến đổi thức ăn trong ống
tiêu hoá rồi được hấp thu qua thành của nó gọi là quá trình tiêu hoá ngoại bào.
Hệ tiêu hoá bao gồm các phần chính:
Khoang miệng (trong đó có răng, lưỡi, hầu, các tuyến nước bọt).
Thực quản. Dạ dày.
Ruột bao gồm: ruột non (tá tràng,
không tràng, hồi tràng), ruột già và hậu môn.
Các tuyến như tuyến tụy, mật (của
gan).
Cấu tạo hệ tiêu hoá của người được
coi là hoàn chỉnh nhất, điển hình cho các loài ăn tạp. Dạ dày một túi (hình
5.3A).Tùy vào loại thức ăn, ở mỗi nhóm động vật còn phát triển thêm những phần
đặc biệt như diều và dạ dày cơ của chim, dạ dày bốn túi của động vật nhai lại
(hình 5.7).
DOWNLOAD:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét