Tiêu hoá ở khoang miệng và
thực quản
Khoang miệng là đoạn mở đầu của ống
tiêu hoá, nơi tiếp nhận các dạng vật chất từ môi trường ngoài. Giới hạn của
khoang miệng ở phía trước là hai môi, phía sau là hầu (họng), phía trên là vòm
khẩu cái, phía dưới là nền miệng cùng với lưỡi và hai bên là má.
1. Cấu tạo
Trong miệng có các cấu tạo chính
là răng cắm chặt vào hàm trên và hàm dưới, lưỡi và các tuyến nước bọt gồm ba
đôi: dưới hàm, dưới lưỡi và đôi tuyến mang tai.
a. Răng
Từ lúc trẻ em mọc răng (khoảng
tháng thứ 6-7 sau khi sinh) đến lúc thay răng (răng sữa) ở lứa tuổi 7-8, mỗi nửa
hàm trên và dưới có 5 răng theo công thức i 2/2 c 1/1 p 0/0m2/2 (trong đó i là
răng cửa, c là răng nanh, p là răng tiền hàm, m là răng hàm). Đến khi trưởng thành
mỗi nửa hàm trên và dưới có 8 răng theo công thức: i 2/2 c 1/1 p 2/2m3/3 và tổng
cộng là 32 răng. Mỗi răng gồm 3 phần: thân răng lộ ra ngoài. chân răng cắm chặt
trong huyệt răng ở xương hàm và cổ răng giữa chân và thân răng. Trong lòng răng
có khoang rỗng chứa tuỷ răng cùng với mạch máu và thần kinh (Hình 5.2).
Về nguồn
gốc, răng phát triển từ lá ngoại phôi bì và từ trung mô. Phần chủ yếu là ngà
răng có cấu tạo giống như xương.
Tuy nhiên răng không thuộc thành
phần bộ xương, răng chỉ cắm chắc vào hàm và hoàn toàn không có cơ, gân, dây chằng
bám vào răng. Phủ lên ngà răng ở phần chân là lớp ciment (chất gắn chặt), và
lên phần thân răng là lớp men cứng. Trên bề mặt nhai của răng lớp men này rất
dày. Men răng có thành phần 97% là chất khoáng,
3% là chất hữu cơ.
Ở người và động vật có vú nói
chung, răng gồm ba loại với ba chức năng chính là:
Răng cửa dùng để cắt thức ăn
(nhai cắt là chính); Răng nanh dùng để xé thức ăn; Răng hàm đùng để nghiền thức
ăn (nhai nghiền là chính).
b. Lưỡi
Lưỡi là khối cơ tiếp liền với nền hầu ở phần
sau của miệng. Nó bao gồm rất nhiều cơ nằm ở bên trong và chức năng chủ yếu của
nó trong quá trình tiêu hoá là làm cho thức ăn chuyển động quanh miệng để cho
răng có thể nhai thức ăn. Các nhú vị giác nằm ở lưỡi giữ vai trò quan trọng
trong việc lựa chọn thức ăn, nó kích thích quá trình sản xuất nước bọt theo cơ
chế phản xạ .
c. Hầu
Hầu là một ống ngắn nối tiếp với
khoang miệng. Phần hầu có liên quan với khoang mũi ở phía trên, với thanh quản,
khí quản và thực quản ở phía dưới. ở đây
có cấu tạo sụn thanh-thiệt làm nhiệm vụ đóng kín khí quản khi nuốt thức ăn.
d. Các tuyến nước bọt
Trong khoang miệng có các tuyến tiết
địch tiêu hoá gọi là nước bọt. Chúng gồm hai loại:
-Các tuyến nhỏ nằm rải rác trong
niêm mạc khoang miệng. Vùng tập trung nhiều nhất là vùng môi và khẩu cái phần mềm.
- Ba đôi tuyến lớn, trong đó:
+ Đôi tuyến mang tai là đôi tuyến
lớn nhất nằm bên mang tai phủ lên một phần cơ nhai. Mỗi tuyến nặng khoảng 20-30
g. Mỗi tuyến có một ống dẫn vắt qua cơ
nhai rồi chạy trong niêm mạc má và đổ vào khoang miệng ở khoảng giữa hai răng
tiền hàm và răng hàm.
+ Đôi tuyến dưới hàm nặng khoảng
15 g. Nằm ở hõm dưới hàm. Mỗi tuyến có ống dẫn đổ ra ở giữa nền miệng, phía dưới
lưỡi.
+ Đôi tuyến dưới lưỡi bé nhất, nặng
khoảng 5g, nằm trên cơ hàm-móng ở nền miệng. Mỗi tuyến có nhiều ống dẫn đổ ra ở
nền miệng, ống lớn nhất của tuyến thường nhập vào ống dài của tuyến dưới hàm.
2. Sự tiêu hoá trong khoang miệng
Ở khoang miệng xảy ra hai quá
trình: tiêu hoá cơ học và tiêu hoá hoá học. Trong đó tiêu hoá cơ học là chính,
tiêu hoá hoá học là phụ.
a. Tiêu hoá cơ học
Thức ăn vào miệng chịu tác dụng cơ học là sự
nhai. Nhai là một động tác nửa phản xạ, nửa tùy ý, trung tâm nhai ở hành tuỷ.
Dây thần kinh điều khiển động tác nhai: Dây vào: thần kinh số V. Dây ra: những
nhánh vận động của các dây V, IX, VII .
Nhai có tác dụng nghiền thức ăn, làm
tăng diện tiếp xúc với các men giúp các phản ứng hoá học về tiêu hoá xảy ra
nhanh hơn, nhai còn làm nước bọt thấm đều vào thức ăn luyện thành viên trơn, dễ
nuốt. Ngoài ra nhai còn có tác dụng gây phản xạ tiết nước bọt.
b. Tác dụng tiêu hoá hoá học
Sự tiết nước bọt
Sự tiết nước bọt là một cơ chế thần kinh gồm
những phản xạ không điều kiện và có điều kiện. Mỗi khi thức ăn chạm vào niêm mạc
miệng và lưỡi thì nước bọt được tiết ra. Số lượng và thành phần của nước bọt
tùy thuộc vào tính chất lý, hoá của thức ăn, thức ăn càng khô, nước bọt tiết
càng nhiều.
Ngoài ra, nước bọt còn tiết mỗi khi có những kích thích báo hiệu cho thức
ăn như ánh sáng đèn, tiếng chuông...
trong các thí nghiệm phản xạ có điều kiện
(Pavlov). ở người khi nghe nói, nhìn, ngửi
thức ăn cũng gây tiết nước bọt. Nước bọt còn tiết ra cả đối với các chất không
ăn được ví dụ: acid, sỏi... làm tiết nước bọt nhiều để làm trôi các chất ấy ra
khỏi hốc miệng, đó là phản xạ tự vệ.
−
Cung phản xạ gây tiết nước bọt bao gồm:
+ Bộ phận nhận cảm: Nằm trong niêm mạc miệng
và trên lưỡi.
+ Dây thần kinh truyền xung động cảm giác đi
vào gồm: Dây vị giác, dây lưỡi và dây lưỡi hầu IX. Dây X cũng truyền xung động
từ thực quản, dạ dày khi các nơi đó bị kích thích gây chảy nước bọt. Những sợi
giao cảm vùng bụng, chậu cũng có khả năng truyền xung động vào gây tiết nước bọt
(trường hợp người có thai, dạ con chạm vào búi tạng hay trường hợp người đau
dây thần kinh ngồi hay bị ứa nước bọt là do xung động đi theo các đường đó mà
vào).
+ Trung tâm tiết nước bọt nằm trong hành tuỷ
(trung tâm phó giao cảm) và nằm trong sừng bên của tuỷ sống từ đoạn lưng đến thắt
lưng (trung tâm giao cảm).
+ Đường thần kinh truyền ra: gồm hai đường:
Giao cảm và phó giao cảm. Các sợi phó giao cảm chạy đến tuyến dưới hàm, dưới lưỡi
theo dây thần kinh màng nhĩ (đôi thần kinh sọ số VII).
Các sợi phó giao cảm đến mang tai theo dây thần
kinh lưỡi hầu (IX). Các dây giao cảm cổ cũng là dây vận tiết, các sợi của dây ấy
xuất phát từ đoạn tuỷ ngực II-VI và chạy lên hạch giao cảm cổ trên cùng thì dừng
lại. Tất cả các dây đều chứa cả sợi ly tâm vận tiết và vận mạch.
−
Kích thích dây màng nhĩ (phó giao cảm) nước bọt tiết ra nhiều, trong nước
bọt có nhiều muối và tương đối ít chất hữu cơ.
−
Kích thích giây giao cảm, nước bọt tiết ra ít nhưng trong nước bọt có
nhiều chất hữu cơ và ít muối hơn
.
Thành phần và chức năng của nước
bọt
Ở người, mỗi ngày tiết khoảng 1500ml nước bọt. Thành phần nước bọt gồm
98-99,5% nước, 1-1,5% chất hữu cơ và vô cơ. pH = 6,3-6,8.
- Chất hữu cơ: Thành phần chính
là chất nhầy và enzyme amylase (còn có tên là ptyalin). Chất nhầy là một
glycoprotein làm nước bọt quánh, có độ keo dính.
- Chất vô cơ: Muối Na, K, Ca,
Clorua, phosphate và bicarbonate. Khi pH các dịch trong miệng tăng cao
carbonate, phosphate sẽ kết tủa quanh răng thành cao răng vì nó không tan trong
môi trường kiềm.
- Trong nước bọt có lysozyme có
tác dụng sát trùng nhẹ.
Kết quả tiêu hoá trong khoang
miệng
Tác dụng tiêu hoá của nước bọt chủ yếu đối với
tinh bột có trong thức ăn do enzyme amylase đảm nhận. Enzyme amylase thuỷ phân tinh bột chín thành dextrin rồi
thành maltose.
2(C6H10O5)n +
nH2O → n(C22H22O11)
Tinh bột maltose
Thức ăn sau đó được nuốt xuống dạ
dày qua miệng, hầu, ngã ba: hô hấp, tiêu hoá và thực quản, đây là một động tác
phản xạ (nửa tùy ý) phức tạp gồm:Đóng đường về miệng (gốc lưỡi dồn ra sau, 2 cột
trước hầu khép lại).
Bịt đường lên mũi (lưỡi gà nâng
lên). Bịt đường vào khí quản (tiểu thiệt hạ xuống).
Trung tâm nuốt ở hành tuỷ, dưới sàn buồng não IV bên trên trung tâm hô hấp.
Khi phản xạ nuốt bị cản trở ở một điểm nào là cử động nuốt bị ngăn trở. Ví dụ
miệng khô, hầu khô.
Đường thần kinh truyền vào: dây V (nhánh dây hàm trên, hàm dưới). Đường thần kinh truyền ra: theo các nhánh cử
động của dây IV, IX, X (chi phối nhu động thực quản), XII (chi phối cơ lưỡi).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét