Sự tiêu hoá ở ruột già
1. Cấu tạo
Ruột già là đoạn cuối cùng của ống
tiêu hoá, ngắn hơn ruột non nhưng tiết diện lại lớn hơn. ở người ruột già dài
khoảng 1,5 - 2m và được chia ra làm 3 phần :manh tràng, kết tràng và trực
tràng.
Ruột non thông với ruột già tại
ranh giới giữa manh tràng và kết tràng. Giữa ruột non và ruột già có van hồi -
manh giữ không cho các chất ở ruột già rơi ngược trở lại ruột non (hình 5.13).
a. Manh tràng
Manh tràng là một đoạn ngắn khoảng
6-8 cm tính từ chỗ ruột non đổ vào. Phía đầu bịt kín có một đoạn ngắn hình giun
gọi là ruột thừa được coi là đi tích còn
sót lại của quá trình tiến hoá ở người và vượn người. Ruột thừa dài khoảng 7-8
cm và đường kính 0,5-1 cm.
b. Kết tràng
Kết tràng gồm ba đoạn uốn cong
hình chữ U ngược trong ổ bụng. Đoạn từ hố chậu phải đi lên góc gan là kết tràng
lên. Đoạn tiếp theo vắt ngang qua gan, dạ
dày sang bên trái là kết tràng ngang. Đoạn
thứ ba quặt theo bờ trái xuống hố chậu trái là kết tràng xuống. ở phần cuối
cùng kết tràng xuống uốn khúc hình chữ S chui vào hố chậu bé gọi là đoạn ruột sigma
nối với trực tràng.
c. Trực tràng
Trực tràng đài khoảng 15-20 cm nối
liền với hậu môn. Ở hai đoạn trên, thành ruột già cấu tạo khác với ruột non, lớp
cơ trơn dọc không phân bố đều mà tập trung thành ba dải cách đều nhau, mỗi dải
rộng khoảng 1 cm. Niêm mạc ruột già cũng có cấu tạo đơn giản và mỏng hơn ruột
non. niêm mạc không có nhung mao. Ruột già không tiết dịch tiêu hoá mà chỉ tiết
ra chất nhảy để bảo vệ niêm mạc. Trong ruột già có hệ vi sinh vật rất phát triển.
Riêng trực tràng lớp cơ dọc phân bố đều khắp xung quanh. Tới hậu môn, lớp cơ
vòng dày lên tạo thành vòng eo thắt
trong là cơ trơn, phía ngoài lại có một vòng cơ thắt ngoài cấu tạo từ cơ vân của
các cơ vùng đáy chậu.
2. Sự co bóp của ruột già
Ở ruột già chỉ có cử động nhu động và phản nhu động. Cử động nhu động từ
trên (phía ruột non) xuống hậu môn ở ruột già không mạnh. Thường trong một ngày
có một hoặc hai đợt cử động nhu động mạnh để dồn các chất bã xuống trực tràng.
Cử động phản nhu động của ruột già lại mạnh hơn, nhất là đoạn kết tràng lên bên
phải. Cử động này làm cho sự tồn lưu các chất trong ruột già kéo dài. Các cử động
của ruột già do kích thích tại chỗ. Song, hệ thần kinh và những xúc cảm mạnh
cũng có ảnh hưởng đến nhu động của ruột già.
3. Hệ vi sinh vật của ruột già
Hệ vi sinh vật trong ruột già rất phát triển,
40% trọng lượng phân khô là xác vi sinh vật. Vi khuẩn trong ruột già lên men
các monosaccharid và acid amin không được hấp thu ở ruột non. tạo thành các
acid như acetic. lactic, butyric..., các chất khí như CO2, CH4,
H2S.., các chất độc như cadaverin, putressin. indol, scatol,
mecaptan..., làm cho phân có mùi thối. Khí NH3 cũng được sinh ra ở đây, rồi được
hấp thu vào máu quay về gan và được tổng hợp thành ure để thải ra ngoài.
Có một số vi khuẩn tổng hợp được vitamin K, B12 ở ruột già. Do khả
năng hấp thu của ruột già không lớn, nên phần lớn chất tổng hợp được thải ra
ngoài, trừ vitamin K (khi dùng nhiều kháng sinh điều trị, hệ vi khuẩn cũng bị
tiêu diệt làm giảm lượng vitamin K dẫn tới khả năng máu khó đông).
4. Dịch ruột già
Dịch ruột già không có enzyme tiêu hoá mà chỉ
có chất nhày để bảo vệ niêm mạc của chính nó mà thôi. Trong chứng viêm ruột
già, chất nhày được tăng tiết, tạo thành từng khối ra theo phân.
5. Sự hấp thu ở ruột già
Khi thức ăn
xuống đến ruột già thì phần lớn các chất dinh dưỡng đã được hấp thu hết ở
ruột non, song ở ruột già. nhất là đoạn đầu của nó, có khả năng hấp thu nước
qua cơ chế tích cực với số lượng không hạn chế. Nhờ vậy mà các chất bã bị cô đặc
lại và chuyển thành phân đưa xuống trực tràng để thải ra ngoài qua hậu môn. Trường
hợp bị nhiễm độc thức ăn, cử động nhu động tăng lên đẩy nhanh các chất cặn bã
ra ngoài cùng với chất độc, nước chưa được hấp thu, do đó phân nát hoặc lỏng
gây hiện tượng ỉa chảy. Ngược lại. khi phân nằm lại trong ruột già lâu hơn bình
thường do cử động nhu động yếu, do lòng ruột bị chèn ép hoặc do nhịn đại tiện...,
phân sẽ đặc và gây hiện tượng táo bón. Ngoài ra, theo cơ chế khuếch tán, ruột
già cũng hấp thu các chất còn sót lại như glucose, acid amin, vitamin. Tuy cường
độ hấp thu kém, nhưng do các chất bã tồn tại trong ruột già lâu nên số lượng
các chất hấp thu được cũng có ý nghĩa. Người ta lợi dụng khả năng này thụt thức
ăn qua hậu môn vào ruột già để nuôi người bệnh trong những trường hợp không ăn uống
bình thường được. Một số loại thuốc như
thuốc ngủ, kháng sinh. . . cũng được hấp thu qua ruột già, do vậy có thể đưa
thuốc qua hậu môn trong những trường hợp đặc biệt.
6. Phân và sự thải phân
a. Sự tạo phân
Sau khi được hấp thu nước, các chất cặn bã cô
đặc lại thành phân và thải ra ngoài qua hậu môn. Mỗi ngày, một người trưởng
thành thải ra ngoài khoảng 150 g phân. trong đó 65% là nước, 35% là chất rắn gồm
các sản phẩm bài tiết như các chất hoà tan trong ether 15%, hợp chất có nitơ
5%, các chất vô cơ 15%, xác vi sinh vật...
Thức ăn vào cơ thể được tiêu hoá
và hấp thu từ 80-100%, do đó, trong điều kiện bình thường, trong phân không có
hoặc rất ít lượng thức ăn không được hấp thu. Thành phần chính tạo phân là các
tế bào niêm mạc ruột bong ra, dịch tiêu hoá và xác vi khuẩn sinh ra trong ống
tiêu hoá. Do vậy, có thể nói sự tạo phân đã được bắt đầu ngay từ ruột non và
thành phần của phân ít phụ thuộc vào thành phần thức ăn ban đầu. Ruột già là
nơi hoàn thành sự tạo phân để thải ra ngoài.
b. Sự thải phân
Thải phân qua động tác đại tiện là một phản xạ
không điều kiện gây co bóp cơ trơn trực tràng và mở cơ thắt hậu môn. Khi niêm mạc
trực tràng bị kích thích, các xung hướng tâm truyền về chất xám của tuỷ sống ở
đoạn cùng, nơi xuất phát dây chậu thuộc thần kinh phó giao cảm. Các xung ly tâm
đến trực tràng gây co bóp mạnh các cơ trơn, mở cơ thắt hậu môn, đồng thời có sự phối hợp với sự co cơ
thành bụng để đẩy phân ra ngoài. Trong ngày, ruột già có một vài đợt cử động
nhu động mạnh để dồn phân tử ruột già xuống trực tràng. Khi áp lực do lượng
phân tích tụ tăng, kích thích niêm mạc trực tràng và phản xạ đại tiện xảy ra,
thường chỉ một lần. Có một bệnh bẩm sinh
là thoái hoá đám rối thần kinh ở thành đoạn ruột già sigma làm cho cử động nhu
động không lan tới trực tràng, phân ứ đọng trong ruột già, gây hội chứng phình
ruột già.
DOWNLOAD:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét