Đến tuổi thành thục về tính, những
kích thích của ngoại cảnh như mùi, hình dáng con vật khác giới, những thay đổi
về nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn v.v tác động vào hệ thần kinh trung ương, trước hết qua lớp vỏ đại não, rồi xuống vùng dưới đồi kích thích bài tiết những yếu tố giải
phóng FRF, LRF, PRF xuống kích thích tuyến yên tiết các kích tố hướng sinh dục
tương ứng FSH, LH, LTH. Những hormon này nhằm tuyến đích gây tác dụng. Đó là buồng
trứng ở con cái và dịch hoàn ở con đực.
Ở con cái FSH xúc tiến noãn bào phát triển và gây tiết oestrogen; LH gây
trứng rụng và tạo thể vàng rồi kích thích thể vàng tiết progesterone, LTH dưỡng
thể vàng và tiếp tục kích thích thể vàng tiết progesterone.
Ở con đực LH tức ICSH kích thích tế bào kẽ ledig trong dịch hoàn tiết
androgene. Dưới tác dụng của FSH, lượng oestrogene ban đầu do noãn bào tiết ra có tác dụng ngược dương
tính trở lại kích thích vùng dưới đồi tiết nhiều FRF và tuyến yên tiết nhiều
FSH hơn và nhờ đó noãn bào càng chín thì lượng oestrogene tiết càng nhiều và đạt
đến cực đại ở thời điểm rụng trứng và gây động dục.
Sau khi trứng rụng và có thụ tinh, thể vàng phát triển tiết nhiều
progesterone. Với hàm lượng cao của hormon này cùng với hàm lượng cao của
oestrogene đạt cực đại ở thời điểm rụng trứng lại tạo một mối liên hệ ngược âm
tính ức chế lại vùng dưới đồi và tuyến yên làm giảm tiết FRF, LRF và FSH, LH
khiến cho những noãn bào kế tiếp không chín được, khiến lượng noãn tố
oestrogene giảm và con vật mất rụng trứng, động dục. Hiện tượng này kéo dài mãi
cho đến sau đẻ và mãi đến sau cai sữa mới có hiện tượng rụng trứng và động dục
trở lại.
Nếu trứng rụng mà không được thụ tinh thì mối liên hệ ngược âm tinh trên
không xuất hiện, chu kỳ rụng trứng và động dục sau của con vật vẫn tiếp tục đều
đặn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét