- Quy luật Bergman: Trong giới hạn
của loài hay nhóm các loài gần gủi đồng nhất thì những cá thể có kích thước lớn
hơn thường gặp ở những vùng lạnh hơn (hay những cá thể phân bố ở miền bắc có
kích thước lớn hơn ở miền nam), các loài động vật biến nhiệt (cá, lưỡng thể, bò
sát ...) thì ở miền nam có kích thước lớn hơn ở miền bắc.
Quy luật này phù hợp với
quy luật nhiệt động học: Bề mặt cơ thể động vật bình phương với kích thước của
nó. Trong lúc đó khối lượng tỉ lệ với lập phương kích thước. Sự mất nhiệt tỉ lệ
với bề mặt cơ thể và như vậy tỉ lệ đó càng cao, tỉ lệ bề mặt với khối lượng
càng lớn, có nghĩa là cơ thể động vật càng nhỏ. Động vật càng lớn và hình dạng
cơ thể càng thon gọn thì càng dễ giữ cho nhiệt độ cơ thể ổn định, động vật càng
nhỏ quá trình trao đổi chất càng cao.
Chẳng hạn, chim cánh cụt (Aptenodytes
forsteri) ở Nam Cực có chiều dài thân 100 - 120cm, nặng 34,4 kg, trong khi một
loài khác gần với nó (Spheniscus mendiculus) ở xích đạo chỉ có chiều dài thân
44,5 cm, nặng 4,5 - 5,0 kg. Hoặc như chiều dài trung bình của đầu thỏ (Lepus
timidus) ở Hà Lan dài 70 -73 cm, ở bắc Liên xô cũ dài 77,8 cm, ở bắc Siberi dài
87,5 cm. Nhiều loài lưỡng cư, bò sát...có kích thước lớn thường gặp ở vĩ độ thấp hơn so với các nơi ở vĩ độ cao.
- Quy luật Allen: Quy luật này
thường gặp hơn quy luật trên. D.Allen (1977) cho rằng càng lên phía bắc các cơ
quan phụ của cơ thể (các bộ phận thò ra ngoài : Tai - chân - đuôi - mỏ) càng
thu nhỏ lại. Một ví dụ điển hình là cáo Sahara có chân dài, tai to, cáo Châu Âu
thấp hơn và tai ngắn hơn, còn cáo sống ở Bắc Cực tai rất nhỏ và mõm rất ngắn.
- Quy luật phủ lông: động vật có
vú ở vùng lạnh có bộ lông dày hơn so với đại diện cùng lớp đó sống ở vùng ấm.
Ví dụ hổ Siberi so với hổ Ấn Độ hay
Malaysia có lông dày và lớn hơn nhiều. Điều này cũng phù hợp với quy luật
Bergman. Sự thích nghi này cũng một phần nào phù hợp với động vật có vú sống ở
những vùng rất khô hạn. Bộ lông dày làm giảm sự mất nước của cơ thể bằng con đường
bốc hơi.
Theo GT Sinh thái học (Chờ 5 giây và nhấn Skip ad để tải)
DOWNLOAD:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét