1. Chuyển hoá lipit trong cơ
thể (hình 6.2)
Nguồn lipid (mỡ) của cơ thể là lipit
của thức ăn hấp thu ở ruột, ngoài ra còn một lượng lớn lipit và lipoid được tạo
thành ngay trong cơ thể từ gluxit nếu thừa gluxit, hoặc có khi cả từ protid. Lipit
sau khi hấp thu có thể theo nhiều con đường:
-
Lipit được oxy hoá hoàn toàn cho CO2, H2O và nhiều
năng lượng. Acetat hoạt động (Acetyl CoA) là một chất chuyển hoá trung gian của
mỡ có thể dùng tổng hợp nhiều chất.
-
Lipit được dự trữ dưới dạng mỡ trung tính. Kho dự trữ mỡ có thể rất nhiều,
tới 10 % khối lượng cơ thể (dự trữ gluxit chỉ dưới 0,5 kg). Mỡ dự trữ nằm trong
tế bào lấn chỗ của bào tương, mỡ dự trữ có thể được lấy vào trong máu, mỡ
(adipocyte) chứa trong các mô đệm dưới da (bụng, da, gan) để biến thành
glycogen. Mỡ tham gia cấu tạo các tổ chức: mỡ hấp thu và cholesterid là thành
phần chủ yếu của màng tế bào, vào trong cơ thể sẽ phân phối đi khắp các tổ chức,
dùng làm nguyên liệu kiến tạo như lecithin. Lecithin có ở sợi thần kinh, các
sphingomyelin và cerebrosid có nhiều ở hệ thần kinh trung ương, các steroid
tham gia cấu tạo nhiều kích tố quan trọng. Mỡ cấu tạo không biến đổi đáng kể
khi ta nhịn đói, gọi là thành phần hằng định, mỡ dự trữ bị sử dụng khi nhịn đói
gọi là thành phần biến đổi. Nguồn gốc mỡ dự trữ là do từ mỡ ăn vào và từ gluxit
(lợn béo do nuôi bằng gluxit).
2.Mối liên quan giữa chuyển hoá lipit và gluxit
a). Gluxit chuyển hoá thành lipit
Ta đã biết gluxit ăn vào cơ thể
chuyển hoá thành mỡ dự trữ, ta cũng biết gluxit và lipit có một bước chuyển hoá
trung gian chung là acid acetic. Vậy có con đường chuyển hoá gluxit qua acid
pyruvic và acid acetic thành acid béo. Con đường chuyển hoá đó được xúc tiến bởi
insulin và bị ức chế bởi kích tố tiền yên. Triose do dị hoá gluxit cũng có thể chuyển
hoá thành glycerol tham gia tổng hợp lipit.
b). Lipit chuyển hoá thành gluxit
Glycerol của lipit có thể vào
con đường chuyển hoá gluxit và xây dựng
glucose hay glycogen. Theo con đường này 100g lipit chỉ chuyển thành 12g
glucose của máu. Khi nhịn đói, tỷ lệ chuyển thành glucose có thể cao hơn.Nghiên
cứu bằng đồng vị phóng xạ cho thấy acid acetic (từ mỡ) được gan dùng xây dựng glucose. Tuy vậy,
con đường chuyển acid béo thành glucose
không rõ rệt, điều này giúp ta hiểu hiện
tượng thông thường là: cho động vật (lợn) ăn nhiều gluxit để thu hoạch mỡ, thì
rõ ràng lợi hơn bất cứ cơ thể nào tiêu thụ mỡ để cho ta gluxit.
3. Sự phụ thuộc của chuyển hoá lipit
đối với gluxit
Muốn lipit được dị hoá hoàn toàn trong gan qua
Acetyl CoA thì cần cung cấp đầy đủ acid oxaloacetic để "xúc tác" cho chu trình Krebs. Lipit
không thể cung cấp acid oxaloacetic vì phản ứng acid pyruvic sang acid acetic
không đảo ngược được. Vậy nguồn chủ yếu cung cấp acid oxaloacetic là gluxit qua
a.pyruvic, ý kiến này được phát biểu rất hình tượng là "mỡ cháy trên ngọn
lửa của gluxit". Như vậy giảm oxy hoá gluxit ở gan gây giảm oxy hoá hoàn
toàn acetyl CoA, mà không gây giảm tốc độ sản xuất acetyl CoA, hơn nữa sự sản
xuất acetyl CoA lại tăng vì lúc này chỉ còn mỡ là nguồn năng lượng chủ yếu. Những
mảnh 2 carbon là acetyl CoA rất hoạt động đó không thể tích luỹ được mà tập hợp
thành acid acetoacetic CH3-CO-CH2-COOH gây ứ đọng các thể ceton.
Tóm lại, mỗi khi tỷ lệ sử dụng gluxit so với sự
dùng lipit trong gan bị giảm thấp như trong bệnh đái tháo đường, khi nhịn đói
v.v.. thì đưa đến bệnh ceton.
4. Nhu cầu và vai trò sinh lý của lipit
Lipit có giá trị năng lượng cao,
1g lipit oxy hoá cho 9,3 Kcal. Mỗi ngày người trưởng thành cần khoảng 100g, khi
lao động thể lực nặng nhọc cần đến 115- 165g lipit. Lớp mỡ dưới da cũng là lớp
cách nhiệt rất tốt giúp ta chống rét. Lipit còn có tác dụng nuôi dưỡng và tạo
hình. Mỡ tham gia cấu tạo cơ thể. Mỡ là dung môi hoà tan của nhiều sinh tố quan
trọng như A, D, E, K...
5. Điều hoà chuyển hoá lipit
Lipit trong cơ thể luôn được thay đổi do mỡ cũ
bị chuyển hoá và mỡ mới được thu nhận theo thức ăn . Sự thay đổi lipit trong cơ
thể chịu nhiều ảnh hưởng khác nhau, trước hết là hệ thần kinh, hệ nội tiết, chức
năng của gan và liên quan với chuyển hoá gluxit.
Cấu trúc thần kinh điều hoà chuyển hoá lipit nằm
trong vùng dưới đồi. Sự điều hoà chuyển hoá lipit của vùng dưới đồi, có lẽ
thông qua hoạt động của các tuyến nội tiết. Khi tuyến tụy sản xuất ít insulin,
quá trình chuyển hoá gluxit giảm, mỡ dự trữ sẽ được huy động để oxy hoá sinh
năng lượng thay cho gluxit.
Ngược lại, khi tuyến tụy tăng tiết
insulin, thì quá trình chuyển hoá gluxit thành mỡ dự trữ lại được tăng cường.
Cortisol của vỏ tuyến thượng thận, hormone tuyến giáp, cũng như GH và ACTH của
thuỳ trước tuyến yên đều có tác dụng huy động mỡ dự trữ vào quá trình chuyển
hoá.
Gan là cơ quan hoạt động mạnh nhất
trong chuyển hoá lipit. Gan là nơi chủ yếu để phân giải và tổng hợp các acid
béo, phospholipit và cholesterol. Quá trình chuyển hoá lipit cũng có thể bị rối
loạn do trong thức ăn thiếu gluxit và nhiều lipit hoặc không đủ các acid béo cần
thiết như acid linoleic, acid arachidonic. Trong thức ăn có nhiều cholesterol, cystin, serin, thiamin,
biotin cũng có thể gây rối loạn chuyển hoá lipit, gây tích mỡ trong gan.
Gan là cơ quan hoạt động mạnh nhất
trong chuyển hoá lipid. Gan là nơi chủ yếu để phân giải và tổng hợp các acid
béo, phospholipid và cholesterol. Quá trình chuyển hoá lipid cũng có thể bị rối
loạn do trong thức ăn thiếu gluxit và nhiều lipid hoặc không đủ các acid béo cần
thiết như acid linoleic, acid arachidonic. Trong thức ăn có nhiều cholesterol, cystin, serin, thiamin,
biotin cũng có thể gây rối loạn chuyển hoá lipid, gây tích mỡ trong gan.
DOWNLOAD:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét