Mặc
dù DNA mang thông tin mã hóa cho các prôtêin nhưng trong thực tế chỉ có ít hơn
5% trong số 3 tỷ cặp nucleotide trong genome của người thực sự làm chức năng
này, còn lại phần lớn vật liệu di truyền chưa được biết chức năng. Người ta
chia DNA thành các loại sau:
1.
DNA độc bản (single - copy DNA):
DNA
độc bản chiếm khoảng 45% genome và gồm các gene mã hoá cho các prôtêin. Các đoạn
DNA loại này chỉ được thấy một lần duy nhất (hoặc vài lần) trong genome. Tuy
nhiên phần mã hóa cho prôtêin chỉ chiếm một phần nhỏ trên loại DNA này mà thôi,
phần lớn còn lại là các intron hoặc là các đoạn DNA nằm xen giữa các gene.
2.
DNA lặp (repetitive DNA):
DNA
lặp chiếm 55% còn lại của genome, đây là
các đoạn DNA được lập đi lập lại có thể
lên tới hàng ngàn lần trong genome, có 2 loại chính:
a.
DNA vệ tinh (satellite DNA)
Loại DNA này chiếm khoảng 10% genome và tập
trung ở một số vùng nhất định trên NST, ở đó chúng sắp xếp nối đuôi nhau, cái
này tiếp theo cái kia. DNA vệ tinh được chia thành 3 loại nhỏ:
- DNA vệ tinh alpha: có kích thước 171 bp, lập
đi lập lại nhiều lần với chiều dài hàng triệu bp hoặc hơn. Loại này được thấy cạnh
tâm động của NST.
- DNA tiểu vệ tinh (minisatellite DNA): có kích
thước từ 14 - 500 bp, lập đi lập lại với chiều dài khoảng vài ngàn bp.
- DNA vi vệ tinh (microsatellite DNA): có kích
thước từ 1 - 13 bp, lập đi lập lại với tổng chiều dài không quá vài trăm bp.
Hai loại DNA tiểu và vi vệ tinh có sự khác
nhau rất lớn trong chiều dài giữa người này với người khác và điều này làm
chúng trở nên rất hữu ích trong việc lập bản đồ gene. DNA tiểu vệ tinh và vi vệ
tinh được gặp với tần số trung bình là 1 trên mỗi 2 kb trong genome và chúng
chiếm khoảng 3% genome.
b.
DNA lập lại rải rác:
Loại DNA này chiếm khoảng 45% genome, gồm 2
loại:
- Các yếu tố rải rác có kích thước ngắn (SINEs:
short interspersed elements): kích thước
từ 90 - 500bp.
- Các yếu tố rải rác có kích thước dài (LINEs:
long interspersed elements): kích thước 7.000 bp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét