1. Thành phần nước tiểu
Lượng nước tiểu trong ngày thay đổi theo loài, ví dụ ở người là 1- 2 l, ngựa 2 – 5 l, ở bò 6 – 12 l, lợn 2 – 4 l. Lượng nước tiểu được hình thành cũng thay đổi theo ngày, ban đêm ít hơn. Thành phần thức ăn và lượng nước uống cũng làm thay đổi lượng nước tiểu.
DOWNLOAD:
Lượng nước tiểu trong ngày thay đổi theo loài, ví dụ ở người là 1- 2 l, ngựa 2 – 5 l, ở bò 6 – 12 l, lợn 2 – 4 l. Lượng nước tiểu được hình thành cũng thay đổi theo ngày, ban đêm ít hơn. Thành phần thức ăn và lượng nước uống cũng làm thay đổi lượng nước tiểu.
Nước tiểu gồm các thành
phần chủ yếu: H2O chiếm khoảng 93 – 95%, Vật chất khô khoảng
5%.
Nước tiểu là chất dịch
màu vàng nhạt. Tỷ trọng nước tiểu của người 1,010 – 1,025; ngựa 1.040; bò
1,030. Độ pH của nước tiểu người và đa số thú là 5 – 6, trừ các loài nhai lại.
Vật chất khô trong nước tiểu gồm:
- Các sản phẩm có chứa N do quá
trình phân giải protein đã tạo nên như: ure là: 80%, acid uric, amoniac,
creatinin…
- Các acid hữu cơ như: acid
lactic, acid béo, các enzyme, các vitamin, các hormon (FSH, LH, testosteron,
estrogen, HCG…) và các loại sắc tố…
- Các chất vô cơ như các loại muối:
NaCl, NaHCO3, và các muối sunfat…
2. Sự tích tụ nước ở bàng
quang và cơ chế thải nước tiểu
Nước tiểu được tạo ra liên tục và
được đổ vào bể thận. Nhờ nhu động của hai niệu quản mà nước tiểu dồn xuống và
tích lại ở bàng quang. Bàng quang có thể
chứa đến 500ml, nhưng khi lượng nước tiểu đạt 200ml (tương đương với áp suất bàng quang khoảng 15cm cột
nước), thì phản xạ tiểu tiện xuất hiện. Bàng quang là một túi rỗng gồm ba lớp
cơ trơn tạo thành, lớp ngoài và lớp trong là lớp cơ dọc, ở giữa là lớp cơ vòng.
Ở cổ bàng quang lại được phân bố hai vòng cơ thắt, vòng cơ trơn ở trong, vòng
cơ vân ở ngoài.
Vòng cơ trơn chịu được áp suất khoảng 15cm H2O,
vòng cơ vân chịu được áp suất 70cm H2O. Nước tiểu thoát ra theo cơ chế sau: Khi bình thường cơ vòng
trong và cơ vòng ngoài ở cổ bàng quang ở trạng thái co để giữ không cho nước tiểu
chảy tuỳ tiện ra ngoài.
Cơ bàng quang chịu sự chi phối của
thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Khi thần kinh hạ vị (thần kinh giao cảm)
hưng phấn thì làm cơ vòng trong của cổ bàng quang co lại đồng thời làm giãn cơ
bàng quang, còn khi thần kinh chậu (phó giao cảm) hưng phấn thì ngược lại, cơ
bàng quang co, cơ vòng trong giãn, và sự thải nước tiểu sẽ xảy ra, vì vậy khi tổn
thương các đốt tuỷ cùng sẽ gây bí đái.
Khi bàng quang đã chứa đủ lượng nước
tiểu làm kích thích các thụ quan trong vách bàng quang. Xung động thần kinh hướng
tâm qua dây hạ vị (phần giao cảm của hạch mạc treo ruột dưới) và dây thần kinh
chậu (phần phó giao cảm có trung khu ở các sừng xám của các đốt tuỷ cùng 1 – 2
– 3), truyền vào tuỷ sống rồi lên vỏ não.
Qua sự phân tích của vỏ não, nếu
muốn đi tiểu sẽ phát ra các xung động thần kinh xuống tuỷ sống và qua dây thần
kinh chậu làm cơ bàng quang co, đồng thời
cơ vòng trong ở cổ bàng quang giãn, và qua dây thần kinh thẹn (đi từ thần kinh
chậu đến cơ thắt vòng ngoài) làm cơ vòng ngoài giãn, kết quả là nước tiểu được
thải ra. Nếu không muốn đi tiểu thi cơ bàng quang giãn ra, cơ vòng trong co lại
và đồng thời cũng qua dây thẹn làm cơ vòng ngoài co lại nên làm ức chế không cho
nước tiểu thải ra. Nếu mất mối liên hệ giữa tuỷ sống và trung khu cấp cao ở vỏ
não, thì động tác thải nước tiểu sẽ tách khỏi sự khống chế của vỏ não, nên sự
thải nước tiểu chỉ được thực hiện theo phản xạ không điều kiện. Ở trẻ em, tiểu
tiện là một phản xạ không điều kiện.
Bình thường khi thải nước tiểu
còn có sự tham gia của cơ bụng, cơ hoành để ép vào bàng quang. Ngoài ra khi nước
tiểu đi qua niệu đạo sẽ kích thích vào thụ quan ở đó cũng có tác dụng tăng cường
co bóp bàng quang một cách phản xạ (hình 7.4).
DOWNLOAD:
1 nhận xét:
:-? thầy cho hình ảnh minh họa với ạ!!!
Đăng nhận xét