Khả năng hấp thụ tích cực của nước
từ đất và đẩy nó vào lòng mạch lên thân của rễ cây biểu
hiện rõ ràng trong hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt. Nhựa rỉ ra có thành phần rất
phức tạp. Ngoài các muối khoáng trong nhựa còn có các acid hữu cơ, acid amin,
đường, protein và các chất hữu cơ khác. Nguyên nhân gây ra hiện tượng rỉ nhựa
là do rễ sản sinh ra áp lực.
Nếu ta đem chỗ cắt gắn liền với
áp lực kế thì ta sẽ đo được áp lực rễ lớn hay bé. Các loài cỏ thường không quá
1 atm, cây gỗ cao hơn ít nhiều. Theo White (1949), ngay rễ Cà chua có trường hợp
cây tạo nên một lực đẩy tới 3-10 atm. Trong cùng một cây có rỉ nhựa nhiều hay
ít phụ thuộc vào trạng thái tuổi, trạng thái sinh lí, sự sinh trưởng mạnh hay yếu.
Đối với loại cây một năm thì sau khi ra hoa hiện tượng rỉ nhựa giảm xuống rõ rệt.
Chính áp lực rễ đã gây ra quá
trình hút nước chủ động cho cây. Giải thích cơ chế áp lực rễ, cho đến nay chưa
hoàn toàn nhất trí. Theo một số tác giả, rễ có thể hút nước chủ động là nhờ cơ
chế thẩm thấu (động cơ dưới).
Hiện tượng ứ giọt có thể thấy được
lúc ban mai. Vào thời gian ban đêm khí hậu
lạnh, chung quanh không khí được bão hòa
hơi nước, khiến quá trình hoát nước từ lá bị hạn chế. Hiện tượng ứ giọt có tác
dụng duy trì sự cân bằng giữa hấp thu và
thoát nước và là dấu vết còn lại của hình thức trao đối nưóc của tổ tiên thủy
sinh xa xưa. Số lượng ứ giọt biến đổi rất lớn, có lúc chỉ có mấy giọt, có lúc
trên một lá trong một buổi tối có đến 10ml nước. Thành phần các chất trong nước
ứ giọt cũng bao gồm cả chất vô cơ và hữu
cơ.
Hai hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt
là do khả năng hút nước và đẩy nước một cách chủ động của rễ lên thân. Chúng có
lên quan khăng khít với hoạt động sống của cây đặc biệt là quá trình hô hấp.
Lúc xử lý hóa chất gây mê (ether,
chloroform...) hoặc các độc tố hô hấp (KCN, CO ...) ta thấy hiện tượng rỉ nhựa
cũng như ứ giọt bị đình chỉ. Các dẫn liệu chứng tỏ quá trình hút nước chủ động
của rễ đòi hỏi tiêu hao năng lượng là một khâu trong phức hệ các quá trình trao
đối chất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét