Sự phân chia giới tính
là hình thức cao trong sinh sản của sinh giới. Nhờ đó trong sinh sản có sự trao
đổi chéo và kết hợp gen giữa các cá thể,
tạo nên thế hệ con cái có sức sống cao hơn.
Cấu trúc giới tính là
cơ cấu quan trọng của quần thể, mang đặc tính thích ứng đảm bảo hiệu quả sinh sản
của quần thể trong những điều kiện thay đổi của môi trường.
Trong thiên nhiên, tỷ lệ
chung giữa con đực và con cái là 1:1, song tỷ lệ này biến đổi khác nhau ở từng
loài và khác nhau ở các giai đoạn khác nhau trong đời sống ngay trong một loài,
đồng thời còn chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường (tập tính sống).
- Cấu trúc giới tính bậc
I (giống bậc I): là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái của trứng đã thụ
tinh. Tỉ lệ này xấp xỉ 1:1 ở đa số các loài động vật.
- Cấu trúc giới tính bậc
II (giống bậc II): là tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng nở hoặc con non mới sinh.
Tỉ lệ này xấp xỉ 1:1 ở đa số các loài động vật.
- Cấu trúc giới tính bậc
III (giống bậc III): là tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn cá thể trưởng thành.
Cấu trúc giới tính bậc III khác nhau ở các
loài khác nhau, đặc biệt quan trọng và có liên quan với tập tính sinh dục và tiềm
năng sinh sản ở các loài. ở ngỗng, vịt,
gà gô Mỹ (Tinamidae), cun cút (Turnicidae), thỏ (Salvilagus) có cấu trúc giới
tính bậc III là 60 đực/40 cái. Những loài đa thê (ở nhiều loài như gà, vịt,
hươu, nai...) có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2-3 lần, thậm chí đến 10 lần. Cấu trúc giới tính bậc III không ổn
định mà thay đổi tuỳ tập tính sinh dục và sinh sản của từng loài chẳng hạn như ở
thằn lằn, rắn độc, bò cạp...sau mùa sinh dục (giao phối) số lượng cá thể đực giảm
xuống, sau đó lại xấp xỉ bằng nhau. Điều này phụ thuộc vào tỷ lệ tử vong không
đồng đều giữa cá thể cái và đực. Ngoài ra, tỉ lệ đực cái của quần thể còn thay
đổi tuỳ theo điều kiện môi trường, ví dụ như kiến nâu rừng (Formica rufa) đẻ trứng
ở nhiệt độ thấp hơn 200C thì trứng nở ra hoàn toàn cá thể cái, nhưng
ở những nơi có nhiệt độ cao hơn 200C thì trứng nở ra hoàn toàn cá thể
đực.
Khi nghiên cứu về giới tính và sự sinh sản của
sinh vật, người ta nhận thấy nhịp điệu tái sản xuất của quần thể tăng lên khi
tăng số lượng các cá thể cái, song trong điều kiện đó sức sống của thế hệ con
non giảm.
Bởi vậy trong điều kiện
môi trường thuận lợi, nhiều loài động vật tỷ lệ cá thể cái thường cao, thậm chí
có trường hợp trong quần thể chỉ toàn những cá thể cái. Chẳng hạn, trong quần
thể giáp xác bậc thấp: giáp xác râu ngành (Cladocera) và trùng bánh xe
(Rotatoria) vào mùa hè không có các cá thể đực. Những quần thể này sinh sản
theo kiểu đơn tính như trinh sinh (Parthenogenese).
Ở nhiều loài động vật
sinh sản lưỡng tính, nhất là động vật thuỷ sinh, có sự biến đổi luân phiên đều
đặn giữa các pha đực và pha cái thì cấu trúc giới tính phụ thuộc vào tuổi của
cá thể, ví dụ loài tôm Pandalus borealis
tham gia vào đàn đẻ trứng ở pha đầu thường là con đực với tuổi 2,5 năm,
sau đó chuyển giới tính vào mùa sinh sản
tiếp theo. Loài tôm Solenocera membranaela có tuổi thọ 3 năm, nhưng 2 năm cuối
đời hoạt động như cá thể cái do vậy trong quần thể số lượng con đực ở dạng trưởng
thành rất ít.
Tỷ lệ giữa cá thể đực
và cái trong quần thể phụ thuộc trước hết vào đặc điểm di truyền của loài,
ngoài ra còn chịu sự kiểm soát của điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ
chiếu sáng và thời gian chiếu sáng. Ví dụ trong điều kiện thí nghiệm với giáp
xác bơi nghiêng (Gammarus duebeni) 59 với
thời gian được chiếu sáng dài 16 giờ, số lượng cá thể đực nhiều gấp 3-12 lần cá
thể cái. Quần thể Gammarus salinus khi nuôi ở điều kiện nhiệt độ 50C,
số con đực trong quần thể nhiều gấp 5 lần số con cái, nhưng nếu ở nhiệt độ 230C
thì số cá thể cái nhiều gấp 13 lần số cá thể đực.
Tỷ lệ giới tính của quần
thể còn biến đổi khác nhau trong những giai đoạn khác nhau của đời sống, nhất
là ở các giai đoạn trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản.
Cấu trúc sinh sản là
trường hợp cụ thể biểu hiện tỷ lệ giới tính trong quá trình sinh sản. Cấu trúc
sinh sản trước hết được xác định bởi cấu trúc giới tính chung mang tính chất của
loài và cấu trúc giới tính của giai đoạn trước sinh sản, đang sinh sản và sau
sinh sản bởi vì độ dài của từng giai đoạn không đồng nhất ở những loài khác
nhau của động vật và thực vật. Cấu trúc này còn phụ thuộc vào cách tham gia
sinh sản của các cá thể trong quần thể như kiểu “1 vợ 1 chồng”, kiểu “đa thê”,
“đa phu”...Nhiều loài chim sống thành
đôi (chim cánh cụt, yến, bồ câu...), nhiều loài thú như voi biển, hải cẩu
sống kiểu gia đình (1 con đực, vài ba con cái và đàn con), trong khi đó loài cá hồi Oncorhynchus gorbuscha trong họ cá hồi (Salmonidae) một con cái thường
tham gia đẻ trứng với nhiều con đực (đến 10 con). Ở loài cá Crenilabrus
ocellatus một con cái tham gia đẻ trứng
với 2 nhóm cá đực, nhóm cá đực lớn lấy tảo Cladophora làm tổ cho cá cái, khi cá
cái đẻ trứng nhóm cá đực lớn và nhỏ đều tham gia thụ tinh, nhưng sau đó nhóm cá
đực lớn đuổi nhóm cá đực nhỏ ra khỏi tổ và làm nhiệm vụ bảo vệ tổ (Nikolski,
1974).
Theo GTST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét