Chu kỳ kinh nguyệt là sự chảy máu
của tử cung một cách có chu kỳ ở người và loài linh
trưởng. Ở động vật có vú khác
không có chu kỳ kinh nguyệt nhưng có chu kỳ động dục,
nghĩa là không có sự chảy máu của
tử cung, nhưng vẫn có những biến đổi ở tử cung, âm
đạo và hành vi sinh dục. Vào giai
đoạn động dục, vật cái mới chịu đực (chịu giao phối).
Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ trung
bình là 28 ngày, nhưng có phụ nữ có chu kỳ kinh
nguyệt dài hơn. Chu kỳ kinh nguyệt
có 3 giai đoạn:
a. Giai đoạn nang tố hay giai đoạn tăng sinh
−
Tuyến yên bài tiết FSH.
−
Buồng trứng: nang trứng phát triển, bài tiết estrogen và lượng estrogen
tăng dần.
−
Tử cung: lớp chức năng phát triển, tuyến dài dần ra, và xuất hiện động mạch
xoắn.
−
Cuối giai đoạn nang tố (giữa chu kỳ kinh nguyệt): khi lượng FSH và LH đạt
tỷ lệ
1/3 thì rụng trứng. Mỗi chu kỳ
thông thường chỉ rụng một trứng nhưng có khi hai hay ba
trứng rụng.
b. Giai đoạn hoàng thể tố hay giai đoạn bài tiết
−
Tuyến yên bài tiết LH.
−
Buồng trứng: sau khi đã rụng trứng, noãn nang trở thành hoàng thể. Tế
bào hoàng thể bài tiết progesteronevà estrogen.
−
Tử cung: niêm mạc phát triển mạnh, tuyến cong queo và bắt đầu bài tiết.
Cuối giai đoạn: lượng hoàng thể tố tăng cao,
ức chế LH tuyến yên làm cho hoàng thể teo lại, progesteronevà estrogen
giảm xuống.
c. Giai đoạn chảy máu
−
Khi hoàng thể teo lại lượng hormone đến niêm mạc tử cung giảm đi. Động mạch
xoắn co lại, phần niêm mạc được nuôi dưỡng bị thiếu máu (lớp chức năng). Động mạch
xoắn giãn ra làm vỡ thành mạch chỗ bị hoại tử. Máu chảy ra đọng dưới lớp niêm mạc.
Máu đông lại, sau tan ra. Vì vậy máu kinh nguyệt là máu không đông. Thời gian
chảy máu từ 3 - 5 ngày. Trung bình một lần kinh nguyệt mất khoảng 40-200ml máu.
Ngay sau đó lớp niêm mạc lại được tái sinh dưới tác dụng của estrogen và một
chu kỳ mới lại bắt đầu.
Nghiên cứu chu kỳ kinh nguyệt ta
thấy một điểm đáng lưu ý nhất là vào ngày trứng rụng (ngày thứ 14 nếu chu kỳ gồm
28 ngày) nếu trứng gặp được tinh trùng thì sự thụ thai sẽ xảy ra. Chu kỳ kinh
nguyệt sẽ bị gián đoạn, trong khi đó hoàng thể ở buồng trứng vẫn tồn tại tiếp tục
sản xuất estrogen và progesterone Với hậu quả là ngăn chặn sự rụng trứng mới,
cho đến khi đứa trẻ ra đời. Chính do hai kích tố này đã có khả năng ức chế sự rụng
trứng. Đó là cơ sở của việc tạo ra các loại thuốc có chứa đựng hai loại kích tố
trên để tránh thai. Thực chất của viên thuốc tránh thai là tăng thêm cho tuyến
hoàng thể một lượng nhỏ kích tố tổng hợp estrogen và progesterone Lượng kích tố
này tồn tại nhiều sẽ gây ức chế tuyến yên tiết LH. Và kết quả là làm cho các
nang Graaf mới không phát triển được và trứng không rụng sẽ không gây thụ thai ở
người dùng thuốc.
Ta cần biết thêm, rụng trứng và
kinh nguyệt là hai hiện tượng ngẫu nhiên đi với nhau tuần tự như trên. Nhưng
không phải là nguyên nhân và kết quả vì có những trường hợp:
−
Có rụng trứng nhưng không có kinh nguyệt (có phụ nữ cả đời không có kinh
nguyệt nhưng vẫn rụng trứng).
−
Có kinh nguyệt nhưng không rụng trứng. Điều đó cũng giống như phụ nữ uống thuốc tránh
thai nhưng vẫn có kinh nguyệt bình thường.
DOWNLOAD:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét