Cơ quan sinh dục đực gồm hai tinh
hoàn, hai mào tinh hoàn, các ống dẫn tinh, các tuyến sinh dục, các tuyến sinh dục
phụ và dương vật.
1. Cấu tạo hệ sinh dục đực
a. Tinh hoàn và mào tinh
hoàn
- Tinh hoàn là một đôi tuyến hình trứng nằm trong bìu nặng chừng
25-30g vừa làm nhiệm vụ sản xuất tinh trùng, vừa thực hiện chức năng của tuyến
nội tiết. Tinh hoàn gồm một số lượng lớn các ống sinh tinh uốn khúc nằm trong
các ô được phân cách bởi các vách ngăn bằng mô liên kết. Các ống sinh tinh có
chức năng sản sinh tinh trùng.
Nằm chen giữa các ống sinh tinh là các tế bào kẽ thực hiện chức năng chế tạo hormon sinh dục nam.Tinh hoàn chỉ thực sự hoạt động bắt đầu ở tuổi dậy thì (14 đến 15 tuổi). Lúc này các ống sinh tinh bắt đầu sản sinh tinh trùng, các tế bào kẽ cũng bắt đầu hoạt động tiết hormon sinh dục nam testosterone, có tác dụng đến sự hình thành những đặc điểm giới tính nam rõ rệt, sự sản sinh tinh trùng tiến hành một cách thường xuyên, kéo dài suốt tuổi dậy thì cho đến lúc già.
Tinh trùng rất nhỏ, không nhìn được bằng mắt thường.
Tinh trùng gồm: đầu, cổ thân và đuôi,
dài tổng cộng 0,06mm (đầu chiếm 1/10 độ dài).Trong môi trường kiềm của dịch dạ
con tinh trùng có khả năng sống và thụ tinh trong vòng 48-72 giờ.
- Mào tinh hoàn (thượng tinh hoàn) là phần phụ
tinh hoàn. Tinh trùng được sản sinh trong
tinh hoàn sẽ theo các ống dẫn đi vào mào tinh hoàn. Tại đây tinh trùng tiếp tục
quá trình trưởng thành.
b. Ống dẫn tinh
Tinh trùng được chuyển từ mào
tinh hoàn qua ống dẫn tinh đến chứa trong túi tinh, từ đây tinh trùng sẽ được
phóng qua ống phóng tinh vào niệu đạo rồi ra ngoài, đó là sự xuất tinh. Khi đi
qua phần đầu của niệu đạo nằm trong ống tiền liệt, tinh trùng được hoà lẫn với dịch
từ tuyết tiền liệt tiết ra tạo thành tinh dịch để ra ngoài. Tinh dịch có thể
thoát ra ngoài qua những giấc mơ, đó là hiện tượng mộng tinh, một hoạt động
sinh lý bình thường của cơ thể kể từ tuổi
dậy thì.
c. Các tuyến sinh dục phụ
Gồm tuyến tiền liệt và tuyến hành
(tuyến Cowper).
- Tuyến tiền liệt là tuyến tương đối lớn, nặng
chừng 15g, nằm dưới bóng đái (bàng quang), bao quanh phần đầu niệu đạo (ống
đái). Tuyến tiền liệt tiết một chất dịch trắng như sữa hoà lẫn với tinh trùng từ
túi tinh phóng ra tạo thành tinh dịch, nhờ đó tinh trùng hoạt động được dễ
dàng.
- Tuyến hành là đôi tuyến nhỏ nằm
gần tuyến tiền liệt, tiết ra dịch nhờn đổ vào niệu đạo, dịch này vừa có tác dụng
rửa niệu đạo trước khi tinh trùng phóng qua, vừa làm giảm tính acid của dịch âm
đạo, đảm bảo tỷ lệ sống sót cao của tinh trùng.
Ngoài hai tuyến trên, túi tinh
cũng được coi là một tuyến sinh dục phụ tiết dịch trong đó có chứa chất nuôi dưỡng
tinh trùng trong thời gian tinh trùng ở trong túi tinh.Tất cả các tuyến sinh dục
đều chỉ bắt đầu hoạt động từ tuổi dậy thì để thực hiện chức năng của cơ quan
sinh sản.
d. Dương vật (penis)
Dương vật trong đó có niệu đạo vừa
là đường ống dẫn nước tiểu vừa là đường dẫn tinh và các tổ chức cương cứng. Dương vật tận cùng
bằng quy đầu là nơi tập trung nhiều tổ chức thần kinh, rất nhạy cảm với các
kích thích. Quy đầu được phủ bằng một nếp da gọi là bao quy đầu, mặt trong có
nhiều tuyến tiết chất nhờn.
2. Sinh lý sinh dục đực
a. Chức năng sinh lý của tinh
hoàn
- Chức năng ngoại tiết
Chức năng ngoại tiết của tinh
hoàn là sinh sản tinh trùng.
a) Những tế bào mầm nguyên thuỷ
(spermatogonie) ở gần màng đáy của ống sinh tinh phát triển thành tinh bào I.
Tinh bào I chịu sự phân chia giảm nhiễm (meiosis) 1 và 2 (thực chất phân bào giảm
nhiễm 2 là nguyên phân xảy ra rất nhanh, tiếp theo giảm phân 1) và các tế bào
sinh ra chỉ có một nửa số nhiễm sắc thể (n),
23 nhiễm sắc thể, đó là những tinh bào II, quá trình giảm phân tạo ra 4
tinh bào II phát triển thành tiền tinh trùng, cuối cùng thành tinh trùng mang một
n, khi thụ tinh kết hợp với trứng cũng mang một n, tạo thành hợp tử 2n (hình
8.6 ).Ở người, quá trình phát triển từ tế bào mầm nguyên thuỷ thành tinh trùng
mất khoảng 74 ngày.
b) Tinh hoàn sản sinh tinh trùng
bắt đầu từ lúc dậy thì. Việc sản sinh tinh trùng liên tục suốt đời (khác với buồng
trứng hoạt động có giai đoạn). Tinh trùng sắp xếp hướng đầu vào những tế bào
Sertoli, những tế bào giàu glycogen này sẽ cung cấp dinh dưỡng cho tinh trùng.
Những tinh trùng trưởng thành sẽ rời tế bào Sertoli vào lòng ống sinh tinh. Những
tế bào Sertoli cũng chế tiết estrogen, inhibin.
c) Sản sinh tinh trùng cần nhiệt
độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể. Tinh hoàn nằm trong lớp cơ bìu (cơ dartos) và sự sắp xếp các mao mạch
của tinh hoàn có tác dụng duy trì nhiệt độ thích hợp cho việc sản sinh tinh
trùng. Trường hợp tinh hoàn ẩn (cryptorchism), nghĩa là tinh hoàn không di chuyển
xuống bìu còn nằm lại trong ổ bụng sẽ
không có khả năng sinh tinh trùng.
d) Tinh trùng có hai loại mang nhiễm sắc thể giới tính khác nhau và có lượng bằng nhau:
loại mang nhiễm sắc thể Y và loại mang nhiễm sắc thể X. Tế bào trứng chỉ có một
loại mang nhiễm sắc thể X.Chúng khác nhau về đặc điểm cấu tạo, khả năng sống và
tốc độ vận chuyển.
Tinh trùng Y nhỏ, nhẹ, vận động
nhanh hơn tinh trùng X, nhưng khả năng sống của tinh trùng Y kém so với tinh
trùng X, đặc biệt trong môi trường acid. Khi thụ thai, nếu tinh trùng mang nhiễm
sắc thể Y gặp tế bào trứng mang nhiễm sắc thể X, sẽ thành cặp nhiễm sắc thể XY,
như vậy là sinh con trai.. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể X gặp tế bào trứng
mang nhiễm sắc thể X thì sẽ thành cặp
nhiễm sắc thể XX, như vậy là sinh con
gái.
Hiện nay kỹ thuật huỳnh quang có
thể xác định được nhiễm sắc thể Y ở tế bào hay tinh trùng, kỹ thuật này có thể
áp dụng để xác định con trai hay con gái. Với kỹ thuật bảo quản tế bào trong
nitơ lỏng ở nhiệt độ - 1730C, tinh trùng có thể bảo quản được trong nhiều
năm. Việc này có ý nghĩa trong đời sống và chăn nuôi.
- Chức năng nội tiết
a) Bản chất: Hormon sinh dục nam là loại steroid C19 cấu trúc phân tử có
nhóm -OH ở C1, do tế bào Leydig bài tiết là chủ yếu. Chất tác dụng chính của
hormon sinh dục nam là testosterone. Một lượng nhỏ testosterone do vỏ thượng thận
và buồng trứng bài tiết. Testosterone được chuyển thành dihydrotestosterone có
tác dụng ở một số tổ chức đích (tuyến tiền liệt). Testosterone được chuyển hoá ở
gan thành những chất kém tác dụng như androsterone và dehydroepiandrosterone.
b) Tác dụng:
-Tác dụng biệt hoá sinh dục: ở thời
kỳ bào thai hay ở một số loài (gặm nhấm: chuột, hamster...) lúc mới sinh,
testosterone có tác dụng biệt hoá sinh dục. Khi dậy thì, testosterone làm phát
triển cơ quan sinh dục phụ: tuyến tiền liệt, túi tinh to ra và túi tinh bắt đầu
bài tiết fructose để nuôi dưỡng tinh trùng và những giới tính thứ phát.
- Cùng với FSH, testosterone tác
dụng đến sự phát triển và đặc biệt chuyển tiền tinh trùng thành tinh trùng, ảnh
hưởng đến sự hoạt động của tinh trùng và có tác dụng dinh dưỡng đối với cơ quan
sinh dục phụ.
- Testosterone tác dụng đến chuyển
hoá, đặc biệt là tác dụng đồng hoá protein và kích thích sự tăng trưởng. Những
chất dẫn của testosterone như nerobol, nerobolin... là những chất tăng đồng
hoá, có tác dụng tăng tổng hợp protein của cơ.
- Đối với động vật cái:
testosterone có tác dụng ức chế nang tố, ức chế rụng trứng, ức chế bài tiết sữa
và gây nam hoá.
c. Điều hoà bài tiết do LH của tiền
yên. LH có tác dụng dinh dưỡng tế bào Leydig và kích thích bài tiết
testosterone.
DOWNLOAD:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét