1. Khái niệm
Xy náp hay còn gọi là khớp thần
kinh, đó là nơi tiếp xúc giữa 2 nơron với nhau hoặc giữa nơron với tế bào cơ
quan mà nơron chi phối.
2. Phân loại
Về mặt cấu trúc, xynáp được chia làm 2 loại :
- Xy náp thần kinh - thần kinh :
chỗ nối giữa 2 nơron với nhau
- Xy náp thần kinh - cơ quan: chỗ
nối giữa nơron với tế bào cơ quan
Về mặt cơ chế dẫn truyền, xynap
cũng được chia làm 2 loại:
- Xynap điện: dẫn truyền bằng cơ
chế điện học
- Xynap hóa:
Tuy nhiên, trong hệ thần kinh,
chiếm đa số là xynap hóa học. Trong phần này, ta chỉ đề cập đến loại xynap này.
Xynap hóa học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự dẫn truyền xung động thần
kinh, nó bảo đảm cho luồng thần kinh truyền đi theo một chiều nhất định từ nơron
này sang nơron khác và từ nơron đến tế bào cơ quan. Mỗi xynap gồm có 3 phần:
- Phần trước xynap: Phần trước xynap
chính là cúc tận cùng của nơron, trong cúc tận cùng có chứa các túi nhỏ gọi là
túi xynap, bên trong túi chứa một chất hóa học đặc biệt đóng vai trò quan trọng
trong sự dẫn truyền xung động thần kinh đi qua xynap gọi là chất trung gian hóa
học (chemical mediator), hay chất truyền
đạt thần kinh (neurotransmitter) các chất có tác dụng gây hưng phấn
hay ức chế neuron sau synapse.Toàn bộ hệ
thần kinh có khoảng 40 chất trung gian hóa học. Trong đó, một số chất thường gặp
là:
Acetylcholin; Epinephrin;
Norepinephrin; Glutamat; GABA (Gama amino butyric acid)...Nhưng có một điều đặc
biệt là các cúc tận cùng của cùng một nơron chỉ chứa một chất trung gian hóa học
mà thôi.
- Khe xynap: Khe xynap là khoảng
hở giữa phần trước và phần sau xynap. Khe synapse rộng khoảng 20nm (ở một số
synapse khe này có thể rộng đến 100nm), tại đây có chứa các enzym đặc hiệu có chức năng phân giải
chất trung gian hóa học để điều hòa sự dẫn truyền qua xynap. Khi các enzym này
bị bất hoạt, cơ thể có thể gặp nguy hiểm.
- Phần sau xynap:Phần sau xynap
là màng của nơron (xynap thần kinh - thần kinh) hoặc là màng của tế bào cơ quan
(xynap thần kinh - cơ quan).Trên màng sau xynap có một cấu trúc đặc biệt đóng
vai trò tiếp nhận chất trung gian hóa học gọi là Receptor. Mỗi receptor gồm có
2 thành phần:
+ Thành phần gắn vào chất trung
gian hóa học
+ Thành phần nối với các kênh ion
hoặc nối với các enzym
Khi receptor gắn với chất trung
gian hóa học thì ở phần sau xynap có thể xảy ra 1 trong 2 hiện tượng sau đây:
+ Các kênh ion sẽ mở ra cho phép
các ion đi vào và đi ra làm thay đổi điện thế ở màng sau xynap.
+ Các enzym nối vào receptor sẽ
được hoạt hóa và khởi động một quá trình hoạt hóa tiếp theo gây ra các tác dụng
sinh lý ở tế bào sau xynap.
Ðiều đặc biệt là mỗi receptor chỉ
tiếp nhận một chất trung gian hóa học đặc hiệu mà thôi. Tuỳ thuộc vào các chất
dẫn truyền và các receptor mà điện thế phát sinh ở màng sau synapse sẽ khác
nhau: điện thế hưng phấn sau synapse hay điện thế ức chế sau synapse. Cũng do
đó mà người ta phân ra synapse hưng phấn và synapse ức chế. Tuy nhiên, ngoài chất
trung gian hóa học đặc hiệu đó, receptor có thể tiếp nhận một số chất lạ khác
và khi đó nó không tiếp nhận chất trung gian hóa học đặc hiệu nữa làm thay đổi
mức độ dẫn truyền qua xynap. Trong y học, các chất này được sử dụng làm thuốc.
Theo GTSL Người&ĐV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét