1. Cấu tạo chung
a. Lớp biểu bì
Đó là lớp ngoài cùng của da, cấu
tạo bởi nhiều tầng tế bào của mô thượng bì. Những tầng trên thượng bì hoá sừng,
bong ra và được thay thế bởi các tầng dưới, các tế bào chết hình dẹt của lớp sừng
tạo nên vảy, chúng thường xuyên tróc đi. Phần lớn bụi trong gia đình là vảy da
của người. Người ta dự tính là các tế bào biểu bì của người mất khoảng 27 ngày
để có thể di chuyển từ lớp nền da đến bề mặt, do đó phụ thuộc vào bề dày của nó
mà toàn bộ biểu bì có thể được thay thế trong khoảng thời gian này. Tầng sâu nhất
của biểu bì có khả năng sinh sản ra tế bào mới gọi lá tầng sinh trưởng (tầng Malpighi)
hay gọi là tầng đáy. Các tế bào ở tầng này có chứa sắc tố melanin, tạo màu cho da.
Ở những chổ da có màu thẩm như vành thâm của vú, sắc tố có cả trong tế bào lẫn ngoài
gian bào.
Màu của da do các tế bào sắc tố (melanocyte) nằm
ở dưới hay ở giữa các tế bào đang phân chia của tầng đáy quyết định. Sắc tố đen
melanin tạo ra bởi các tế bào này được các tế bào trong các phần còn lại của biểu
bì hấp thu, che chắn cho cơ thể khỏi bức xạ cực tím. Số lượng các tế bào sắc tố
ở những người thuộc các chủng tộc khác nhau thì gần như nhau, nhưng các tế bào
này hoạt động mạnh hơn ở những người da đen và da màu. Lượng melanin được tăng
lên bởi sự kích thích của hormon kích hắc
tố ở thuỳ giữa tuyến yên (MSH).
b. Lớp da chính thức
Lớp da chính thức hay còn gọi lớp
bì. Đây là lớp mô liên kết, trong đó gồm các sợi sinh nhờn, sợi đàn hồi và sợi
cơ trơn. Lớp này gồm hai tầng:
- Tầng gai: ở phía trên tiếp giáp
với biểu bì. Trên bề mặt của tầng có các lồi gai (vùng nhú), bên trong có mạch
máu, mạch bạch huyết và các đầu mút thần kinh cảm giác xúc giác (ở đầu và mặt
là đầu mút thần kinh số V, ở thân và chi là đầu mút thần kinh tuỷ sống). Các lồi
gai nổi lên cả trong lớp biểu bì tạo những đường gờ và rãnh hẹp. Các tuyến mô
hôi đều mở ra trên các đường gờ này. Ở lòng bàn tay và chân, đường và các rãnh
tạo thành vân đặc trưng cho từng người (nhất là ở đầu ngón tay, vì thế người ta lấy chỉ tay).
Ở chủng người da đen, sắc tố
melanin có cả ở tầng này. Tầng lưới cũng cấu tạo từ mô liên kết sợi chắc và dày
hơn tầng trên.
c. Lớp dưới da
Lớp này nằm sâu và phủ lên các cơ quan trong
cơ thể, được cấu tạo từ mô liên kết sợi xốp có xen kẽ các tế bào mỡ, tạo thành
lớp mỡ dưới da. Tuỳ theo vị trí trên cơ thể, theo lứa tuổi, chế độ dinh dưỡng
giới tính mà độ dày của lớp mỡ này thay
đổi khác nhau. Ví dụ ở vành tai không có lớp mỡ, ở da trán da mũi, lớp mỡ
rất mỏng, nhưng ở mông, bụng lại rất dày. Ở nữ lớp mỡ dày hơn ở nam. Lớp mỡ
chính là kho dự trữ chất dinh dưỡng của cơ thể.
d. Một số cấu trúc đặc biệt của da
Các cấu trúc đặc biệt của da như
lông, móng, tuyến da và các cơ quan cảm giác.
* Các cơ quan cảm giác. Các cơ
quan cảm giác được phân bố ở lớp da chính thức. Đó là các tận cùng thần
kinh tự do nhạy cảm với cảm giác xúc giác, cảm giác đau và nhiệt độ. Cụ thể là
tiểu thể Meissner nhạy cảm với cảm giác xúc giác, tiểu thể Pacinian nhạy cảm với
những thay đổi về áp lực. Sự phân bố và mật độ của các cơ quan cảm giác rất
thay đổi. Chúng tập trung nhiều nhất ở môi và đầu ngón tay, thưa thớt ở vùng
cánh tay và vai…
* Lông là sản phẩm của biểu bì, mọc từ tầng dưới của lớp da chính
thức. Lông có cấu tạo gồm: chân lông nằm trong một túi thượng bì, thân lông mọc
lên trên mặt da. Ở gốc chân lông có một phần phình gọi là hành lông hay nang
lông, là nơi phát triển của lông về chiều dài. Lông dài ra với tốc độ 0,3mm mỗi ngày. Lông già sẽ bị rụng theo chu kỳ và thường
được thay thế bằng những lông mới phát triển trong cùng một nang lông (hành
lông). Bệnh hói là do mất đi nhiều các nang lông hoạt động.
Cắt ngang một lông thấy rõ 3 phần:
ngoài là màng lọc, giữa là vỏ, trong cùng là tuỷ lông. Phần vỏ chứa sắc tố
melanin tạo màu sắc của lông. Lượng không khí trong ống lông cũng góp phần tạo
màu (tóc bạc là khi mất dần sắc tố và tăng dần bọt khí). Lông mọc xiên trên da.
phần chân lông được gắn với những dải cơ gọi là dựng lông, đó là những sợi cơ trơn. Khi co các cơ này giữ cho thân lông
dựng đứng trên bề mặt của da gọi là hiện tượng “nổi da gà”. Trên bề mặt cơ thể,
lông phân bố không đều, ở lòng bàn tay, chân, mặt trong các ngón, đầu ngọc
hành, âm hành, môi bé, mặt trong môi lớn không có lông. Lông được mọc ngay
trong giai đoạn bào thai và được thay nhiều lần. Lông có loại dài như tóc, râu;
có loại ngắn như lông mi, lông mũi; có loại mọc sớm; có loại đến tuổi dậy thì mới
mọc. Chức năng chủ yếu là giữ nhiệt và bảo vệ.
* Móng là sản phẩm của biểu bì dưới dạng một tấm chất sừng phủ lên mặt
sau trên các ngón tay chân. Móng được giữ vào thịt bởi một nếp da bì, cấu tạo bằng
mô liên kết, và lớp thượng bì có khả năng sinh trưởng làm móng phát triển về
chiều dài.
* Các tuyến da. Tuyến da gồm tuyến nhờn (tuyến bã), tuyến mồ hôi và
tuyến sữa (ở vú).
- Tuyến nhờn mở ra ở phần chân lông, tiết chất nhờn vào nang lông, chỗ
nào không có lông thì tuyến đổ ra mặt da. Chất nhờn có tác dụng giúp cho lông
và bề mặt da không thấm nước và luôn mềm mại. Nó còn có tác dụng ngăn ngừa sự
phát triển của các vi khuẩn có hại. Tuyến nhờn không có ở lòng bàn tay, bàn
chân. Dáy tai của người do tuyến nhờn ở đó tiết ra.
- Tuyến mồ hôi
Tuyến mồ hôi là loại tuyến ống. Đầu
phía dưới cuộn lại thành búi nằm trong tầng lưới của da chính thức. Đầu phía
trên của vòng xoắn ốc xuyên qua lớp biểu bì để đổ ra ngoài mặt da. Ở người có tới
2,5 triệu tuyến mồ hôi. Tuyến phân bố không đều, mật độ cao nhất ở lòng bàn
tay, bàn chân, hốc nách đạt từ 350 – 450 tuyến/cm2, trong khi đó ở đùi
là 80 ở mông là 60 tuyến /cm2. Ở phần môi, đầu ngọc hành không có
tuyến. Tuyến có chức năng tiết mồ hôi nhằm tham gia điều nhiệt và nước cho cơ
thể (hình 7.6).
2. Chức năng của da
Như đã nói ở trên, da có nhiều chức
năng rất quan trọng: da là cơ quan cảm giác xúc giác, nhiệt, đau. Da
điều hoà thân nhiệt, tham gia vào chức năng hô hấp, bài tiết nước, muối
khoáng và chất nhờn. Da bảo vệ cơ thể tránh những tác động cơ học vừa và nhẹ,
chống sự xâm nhập của vi khuẩn và chất độc. Trong phần này chủ yếu đề cập đến chức
năng bài tiết nước, muối khoáng và chất nhờn.
a. Sự bài tiết mồ hôi và muối
khoáng
Ở động vật có lông phủ hầu như
không có tuyến mồ hôi trừ một số loài như khỉ ở lòng bàn tay, bàn chân thì có.
Trong một ngày đêm ở người tiết khoảng
1 lít mồ hôi, nhưng nó cũng thay đổi theo nhiệt độ môi trường bên ngoài.
Mồ hôi là loại dịch trong, có tỷ
trọng là 1,01. Thành phần gồm 98% là nước và 2% là chất khô gồm muối khoáng và
chất hữu cơ. Nhìn chung thành phần mồ hôi gần giống với thành phần nước tiểu
loãng. Các chất vô cơ là NaCl. KCl, phosphat, sulphat. Các chất hữu cơ là ure,
acid uric, creatinin. Mồ hôi mới tiết ra có tính hơi kiềm, nó có mùi đặc trưng
do chất nhờn của tuyến nhờn cùng tiết ra.
Điều tiết sự tiết mồ hôi là thần
kinh giao cảm có trung khu ở sừng xám của tuỷ sống từ đoạn ngực II đến đoạn thắt
lưng II. Hiện nay người ta phát hiện được hai loại tuyến mồ hôi: tuyến apocrine
và tuyến eccrine.
Các tuyến apocrine phân bố nhiều ở
vùng da hố nách, vùng háng và quanh núm vú, chúng tiết ra chất trắng nhờ nhờ chứa
các chất hoá học gọi là feromon. Ở nhiều loài động vật, feromon được sử dụng
như một tín hiệu hoá học để đánh dấu lãnh thổ, dẫn đường đi, là chất dẫn dụ bạn
tình. Tuyến eccrine tiết mồ hôi.
Như vậy tuyến mồ hôi cùng với thận
làm chức năng bài tiết nước và muối khoáng, tham gia quá trình điều hoà nước và
muối khoáng, đảm bảo cho nội dịch cân bằng và ổn
định.
b. Sự bài tiết chất nhờn
Thành phần chất nhờn gồm nhiều giọt mỡ, các acid
béo tự do và rượu của chúng, một lượng chlesterol và các este của nó. Mới tiết
ra, chất nhờn còn loãng sau đặc dần lại. Chức năng chủ yếu là làm mịn da, lông
tóc, tránh cho da khô nứt nẻ và thấm nước. DOWNLOAD:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét