Tiểu cầu
Tiểu cầu thực chất là một mảnh tế
bào được vỡ ra từ tế bào nhân khổng lồ. Sau khi được phóng thích từ tuỷ xương,
chỉ có 60-75% tiểu cầu lưu thông trong máu, phần còn lại được giữ ở lách.
Số lượng bình thường của tiểu cầu
trong máu là 150.000-300.000/mm3. Tiểu cầu tăng khi thức ăn giàu đạm, khi chảy
máu và bị dị ứng. Tiểu cầu giảm khi bị thiếu máu ác tính, bị nhiễm phóng xạ...
Ðời sống tiểu cầu thay đổi từ vài
ngày đến 2 tuần. Tiểu cầu có kích thước 2-4μm, thể tích 7-8μm3,
không có nhân nhưng bào tương có nhiều hạt. Có 2 loại hạt là:
- Hạt alpha chứa PDGF
(platelet-derived growth factor) có tác dụng giúp liền vết thương.
- Hạt đậm đặc chứa ADP, ATP, Ca++
và serotonin.
Ngoài ra tiểu cầu còn chứa các
enzyme để tổng hợp thromboxane A2; yếu tố ổn định fibrin, lysosome và các kho dự
trữ Ca++. Ðặc biệt, trong tiểu cầu có các phân tử actin, myosin, thrombosthenin giúp nó co rút.
- Sự hình thành nút tiểu cầu diễn
ra theo các pha như sau:
+ Kết dính tiểu cầu: khi thành mạch
bị tổn thương, lớp collagen nằm bên dưới tế bào nội mạc mạch máu được lộ ra. Tiểu
cầu sẽ đến dính vào lớp collagen này.
+ Tiểu cầu giải phóng các yếu tố
hoạt động: sau khi tiểu cầu kết dính với collagen, nó trở nên được hoạt hoá. Tiểu
cầu phình to ra, thò các chân giả và giải phóng một lượng lớn ADP, thromboxane
A2 , serotonin.
+ Kết tập tiểu cầu: ADP và
thromboxane A2 hoạt hoá các tiểu cầu ở gần và làm chúng dính vào lớp tiểu cầu
ban đầu gọi là kết tụ tiểu cầu. Rồi lớp tiểu cầu đến sau này lại giải phóng các
chất hoạt động làm hoạt hoá và dính thêm lớp tiểu cầu khác. Cứ như vậy, các lớp
tiểu cầu đến dính vào chỗ tổn thương càng lúc càng nhiều tạo nên nút tiểu cầu.
Nếu thương tổn ở mạch máu là nhỏ
thì bản thân nút tiểu cầu có thể làm ngừng chảy máu, nhưng nếu thương tổn lớn
hơn thì phải nhờ thêm sự hình thành cục máu đông. Sự hình thành nút tiểu cầu có
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bít kín các thương tổn nhỏ ở các mạch
máu nhỏ xảy ra hàng trăm lần mỗi ngày.
THEO GTSKDV&N
THEO GTSKDV&N
DOWNLOAD:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét