Để có thể so sánh lực của các cơ
khác nhau trong cùng một cơ thể, hoặc lực của những cơ tương ứng ở các cơ thể
khác nhau, người ta thường tính lực tương đối của cơ. Lực tương đối được tính bằng
công thức:
Lực tương đối (kg/cm2) = lực tuyệt đối
(kg)/thiết diện chức năng của cơ ( cm2). Ví dụ, ở người lực tương đối
của cơ nhai là 10 kg/cm2, của cơ nhị đầu cánh tay là 11,4 kg/cm2,
của cơ tứ đầu cánh tay là 16,8 kg/cm2.
Công của cơ được xác định bằng tích số trọng
lượng được nâng lên với trị số co ngắn lại của cơ. Công của cơ được biểu thị bằng
công thức:
W = L x D
trong đó W là công (kg/m hay
g/cm), L là trọng lượng (kg hay g), D là trị số co ngắn lại của cơ (m hay cm).
Khi cơ không mang trọng lượng thì công của cơ bằng không, còn mang trọng lượng
thì cơ sẽ sản sinh ra một công. Nếu tăng dần trọng lượng do cơ nâng lên thì lúc
đầu công của cơ tăng dần rồi sau đó giảm dần. Khi trọng lượng rất lớn, cơ không
thể nâng lên được, công của cơ bằng không.
Năng lượng cần để thực hiện công là từ các phản ứng hoá học ở các tế bào
cơ trong lúc cơ co. Tuy vậy, không phải tất cả năng lượng đó được chuyển thành
công, chỉ khoảng 15-30% được chuyển thành công, phần còn lại được chuyển thành
nhiệt.
Hiệu suất co cơ hay hệ số công có ích là tỷ số
giữa năng lượng được chuyển thành công và toàn bộ năng lượng được giải phóng
trong cơ lúc co. Hiệu suất co cơ ở cơ người từ 15 đến 25%, nếu luyện tập tốt hiệu
suất đó có thể tăng đến 30%, còn ở gia súc trung bình khoảng 20-30%.
Theo GTSL Người&ĐV
Theo GTSL Người&ĐV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét