I- ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
Nhiệt độ tác động mạnh đến hình thái, cấu trúc cơ thể,
tuổi thọ, các hoạt động sinh lí – sinh thái và tập tính của sinh vật. Theo thân
nhiệt, sinh vật gồm nhóm biến nhiệt và đồng nhiệt.
Ở động vật biến nhiệt, nhiệt được tích luỹ trong một
giai đoạn phát triển hay cả đời sống gần như một hằng số và tuân theo biểu thức:
T=(x – k)m.
Trong đó, T là tổng nhiệt hữu hiệu ngày (toC/ngày);
x là nhiệt độ môi trường (oC); k là nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển
(oC mà ở đó cá thể động vật ngừng phát triển); n là số ngày cần để
hoàn thành một giai đoạn hay cả đời , vòng đời của sinh vật (ngày).
II- CÁC NHÂN TỐ GÂY RA SỰ BIẾN ĐỘNG KÍCH THƯỚC QUẦN
THỂ
Kích thước của quần thể được mô tả bằng công thức tổng
quát dưới đây:
Nt = No
+ B – D + I – E.
Trong đó: Nt = No là số lượng
cá thể của quần thể ở thời điểm t và to; B là mức sinh sản; D là mức tử vong; I
là mức nhập cư; E là mức xuất cư.
Trong nghiên cứu về số lượng cá thể của quần thể,
các nhà khoa học còn quan tâm đến một chỉ số quan trọng khác nữa là mức sống
sót. Mức sống sót (Ss) ngược với mức tử vong, tức là số cá thể còn sống đến một
thời điểm nhất định. Nó được biểu diễn bằng biểu thức dưới đây: Ss = 1 – D.
Trong đó: 1 là kích thước quần thể được xem là một đơn vị; D là mức tử vong, D
≤ 1.
III- SỰ TĂNG TRƯỞNG KÍCH THƯỚC QUẦN THỂ
Trong nghiên cứu tăng trưởng số lượng quần thể, mức
sinh sản và mức tử vong là 2 nhân tố chính mang tính quyết định. Nếu gọi b là tốc
độ sinh sản riêng tức thời (tính trên đơn vị thời gian và trên mỗi cá thể) và d
là tốc độ tử vong riêng tức thời của quần thể thì r – hệ số hay tốc độ tăng trưởng
riêng tức thời của quần thể được tính theo biểu thức:
r = b – d.
Nếu b>d, quần thể tăng số lượng; b=d, quần thể ổn
định hay tăng trưởng bằng 0; còn b<d, quần thể suy giảm số lượng.
1. Tăng trưởng của quần thể trong điều kiện môi trường lí tưởng (không bị
giới hạn) hay theo tiềm năng sinh học:
Nếu môi trường là lí tưởng thì mức sinh sản của quần
thể là tối đa, còn mức tử vong là tối thiểu, do đó, sự tăng trưởng đạt tối đa,
số lượng cá thể tăng theo “tiềm năng sinh học” vốn có của nó, tức là số lượng
tăng nhanh theo hàm mũ với đường cong đặc trưng hình chữ J và được viết dưới dạng:
Trong đó: ∆N là mức tăng trưởng; N là số lượng của
quần thể; ∆t là khoảng thời gian; r là hệ số hay tốc độ tăng trưởng.
2. Tăng trưởng của quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn:
Sự tăng trưởng kích thước quần thể của đa số loài
trong thực tế đều bị giới hạn bởi các nhân tố môi trường (không gian sống, các
nhu cầu thiết yếu cảu đời sống, số lượng cá thể của chính quần thể và các rủi
ro của môi trường, nhất là dịch bệnh, vật kí sinh, vật ăn thịt...). Do đó, quần
thể chỉ đạt được số lượng tối đa, cân bằng với sức chịu đựng của môi trường. Dạng
tăng trưởng này được viết theo biểu thức:
Trong đó: K là số lượng tối đa mà quần thể có thể đạt
được, cân bằng với sức chịu đựng của môi trường.
IV. ĐỘ PHONG PHÚ (HAY MỨC GIÀU CÓ) CỦA LOÀI
Là tỉ số (%) về số cá thể của một loài nào đó so với
tổng số cá thể của tất cả các loài có trong quần xã.
Trong đó: D là độ phong phú của loài trong quần xã
(%), ni là số cá thể của loài i trong quần xã, N là số lượng cá thể
của tất cả các loài trong quần xã.
V. HIỆU SUẤT SINH THÁI
Là tỉ lệ tương đối (%) giữa năng lượng được tích tụ ở
một bậc dinh dưỡng nào đó so với năng lượng được tích tụ ở bậc dinh dưỡng đứng
trước bất kì.
Hiệu suất sinh thái có thể được biểu diễn bằng biểu
thức tổng quát dưới đây:
Trong đó eff là hiệu suất sinh thái (tính bằng %); Ci
là bậc dinh dưỡng thứ i; Ci+1 là bậc dinh dưỡng thứ i+1, sau bậc Ci.
VI- SẢN LƯỢNG SINH VẬT SƠ CẤP:
Sản lượng sinh vật sơ cấp được sinh vật sản xuất,
trước hết là thực vật và tảo tạo ra trong quá trình quang hợp. Trong quang hợp,
cây xanh chỉ tiếp nhận từ 0,2 đến 0,5% tổng lượng bức xạ để tạo ra sản lượng
sinh vật sơ cấp thô. Thực vật tiêu thụ trung bình từ 30 – 40% sản lượng sinh vật
sơ cấp thô (hay tổng sản lượng chất hữu cơ đồng hoá được) cho các hoạt động sống,
khoảng 60 – 70% còn lại được tích luỹlàm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng. Đó là sản
lượng sinh vật sơ cấp tinh hay sản lượng thực để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng.
PN = PG
– R.
Ở đây, PN là sản lượng sơ cấp tinh; PG
là sản lượng sơ cấp thô; R là phần hô hấp của thực vật.
Lê Đình Hưng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét