Tại sao nói ánh sáng là nhân tố chủ yếu của môi trường toàn cầu?
Ánh sáng là nhân tố chủ yếu của môi trường toàn cầu vì ánh sáng là năng lượng. Khi ánh sáng chiếu xuống mặt đất tạo ra nhiệt, nhiệt tạo nên sự chênh lệch áp suất giữa các vùng gây ra gió, nhiệt làm bốc hơi nước, khi lên cao, gặp lạnh ngưng tụ tạo thành mưa, tuyết, nhiệt ẩm điều hòa khí hậu của hành tinh.
Trong mùa đông hay mùa hè, nhiệt độ môi trường thường vượt quá giới hạn sinh thái của ếch nhái, bò sát. Vậy chúng có bị chết hết không? Tại sao?
Chúng không bị chết hết vì chúng có tập tính kiếm nơi có nhiệt độ thích hợp để trú ngụ (ngủ đông,..)
- Cây ưa sáng mọc nơi trống trải, lá dày, màu xanh nhạt, lá được sắp xếp sao cho giữa trục lá và phương chiếu sáng là một góc hẹp.
- Cây ưa bóng thường mọc dưới tán cây khác, lá mỏng, màu xanh đậm, sắp xếp lá sao cho giữa trục lá và phương chiếu sáng thành một góc lớn.
- Cây chịu bóng là cây sống được cả ở nơi chiếu sáng mạnh và cả nơi chiếu sáng yếu; thường phân bố ở đáy rừng, màu sắc lá thay đổi theo cường độ chiếu sáng.
Nêu ý nghĩa của màu sắc thân động vật.
Màu sắc thân động vật có nhiều ý nghĩa: nhận biết đồng loại; tham gia vào quá trình sinh sản (khoe mẽ, khoác áo cưới); ngụy trang để tránh kẻ thù hay để rình bắt mồi; để báo hiệu có độc hay dọa nạt.
Sinh vật đồng nhiệt (đẳng nhiệt, hằng nhiệt) và sinh vật biến nhiệt là gì?
Sinh vật đồng nhiệt (hằng nhiệt) là loài có thân nhiệt luôn ổn định, độc lập với sự biến đổi của nhiệt độ môi trường. Sinh vật biến nhiệt là những loài có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi trường (tuy nhiên chỉ biến đổi trong giới hạn sinh thái của loài).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét