Câu
1: Tính trạng số lượng thường
A.
Ít chịu ảnh hưởng của môi trường
B.
Có mức phản ứng hẹp
C.
Không xác định được bằng cách cân, đo, đong, đếm
D. Do nhiều gen quy định
Câu 2: Đột biến nào sau đây không di truyền?
A. Đột biến gen
B. Đột biến NST
D. Thường biến
Câu
3: Mức phản ứng
A.
Là sự mềm dẻo của kiểu hình
B.
Không di truyền được
C. Là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với
các môi trường khác nhau
D.
Không thay đổi đối với các tính trạng có kiểu gen khác nhau
Câu
4: Tính trạng nào sau đây ở bò có mức phản ứng hẹp?
A.
Khối lượng cơ thể
B.
Tốc độ sinh trưởng
C.
Sản lượng sữa
D. Tỉ lệ mỡ trong sữa.
Câu
5: Ở người, kiểu gen Bb biểu hiện hói đầu ở nam còn nữ thì không biểu hiện.
Tính trạng này
A.
do gen tế bào chất quy định
B.
do gen nằm trên NST giới tính quy định
C. bị ảnh hưởng bởi giới tính.
D.
bị hạn chế bởi giới tính
Câu
6: Phát biểu nào không đúng về mức phản ứng
A.
Mức phản ứng được di truyền
B. Trong một kiểu gen, các gen có chung mức phản ứng.
C.
Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng có mức phản ứng
hẹp
D.
Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen cần tạo ra được các cá thể cùng kiểu
gen.
Câu
7: Nguồn nguyên liệu của quá trình chọn giống là:
A.
biến dị tổ hợp
B.
Biến dị đột biến
C. Biến dị di truyền
D.
ADN tái tổ hợp
Câu
8: Bước đầu tiên của quy trình chọn giống là:
A.
chọn lọc giống
B. tạo nguồn nguyên liệu
C.
đánh giá chất lượng giống
D.
đưa giống tốt vào sản xuất đại trà.
Câu
9: Lai là phương pháp cơ bản
A. tạo biến dị tổ hợp
B.
tạo biến dị di truyền
D.
tạo biến dị đột biến
D.
tạo ADN tái tổ hợp
Câu
10: Để tạo ra dòng thuần ở thực vật, người ta thường cho tự thụ phấn
A.
1 đến 2 thế hệ
B.
3 đến 4 thế hệ
C. 5 đến 7 thế hệ
D.
nhiều thế hệ
Câu
11: Phương pháp duy trì ưu thế lai ở động vật là:
A.
lai khác dòng
B.
lai thuận nghịch
C. lai luân phiên
D.
lai phân tích
Câu
12: Phát biểu nào sau đây không đùng?
A.
Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ
B.
Ưu thế lai thể hiện rõ nhất trong lai khác dòng.
C.
Bước đầu tiên để tạo ra ưu thế lai là tạo ra dòng thuần.
D. Để duy trì ưu thế lai ở thực vật, người ta cho tự thụ phấn
Câu
13: Người ta không sử dụng con lai F1 trong lai khác dòng làm giống
vì:
A. tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng
hợp.
B.
con lai F1 có sức sinh sản kém bố mẹ
C.
con lai F1 có sức sống kém, năng suất thấp hơn bố mẹ.
D.
con lai F1 tuy có năng suất cao, phẩm chất tốt nhưng không thích nghi tốt như dạng
bố mẹ.
Câu
14: Người ta không tác động tác nhân gây đột biến lên bộ phận nào sau đây ở thực
vật?
A.
Bao phấn
B.
Bầu nhụy
C.
Đỉnh sinh trưởng thân hoặc chồi
D. Đỉnh sinh trưởng rễ.
Câu
15: Người ta sử dụng côsixin để tăng năng suất cho loại cây nào sau đây?
A.
lúa
B.
ngô
C. dưa hấu
D.
đậu
Câu
16: Để chọn lọc được vi dòng khuẩn có khả năng tổng hợp chất A, người ta sử dụng
môi trường nuôi cấy.
A.
được bổ sung chất A
B. khuyết dưỡng chất A
C.
tự nhiên
D.
nhân tạo
Câu
17: Kết quả của kĩ thuật dung hợp tế bào trần tạo ra cây lai
A.
mang 2 bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau
B. mang 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau
C.
là thể đa bội lẽ
D.
là thể dị bội.
Câu
18: Trong quá trình chọn giống thức vật bằng công nghệ tế bào, để tạo tế bào trần
người ta đã sử dụng
A.
hoocmôn hoặc virut xenđê
B.
xung điện cao áp
C.
hóa chất pôliêtilenglicol
D. enzim hoặc vi phẫu
Câu
19: Trong chọn giống thực vật, để tạo dòng thuần chủng về tất cả các gen, người
ta dùng phương pháp.
A.
tự thụ phấn qua nhiều thế hệ
B.
tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
C. nuôi cây hạt phấn
D.
nuôi cây tế bào xôma
Câu
20: Kĩ thuật nào sau đây không cho phép kết hợp các nguồn gen khác xa nhau vào
trong một cơ thể lai:
A.
Dung hợp tế bào trần
B.
Kĩ thuật chuyển gen
C.
Lai xa
D. Nuôi cấy hạt phấn
Câu
21: Trong chọn giống thực vật, để tạo được dòng thuần nhanh nhất người ta dùng
phương pháp
A.
tạo giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị
B.
dung hợp tế bào trần
C. nuôi cấy hạt phấn
D.
nuôi cấy tế bào
Câu
22: Khi nuôi cấy hạt phấn trên môi trường nhân tạo, người ta thu được.
A.
một dòng tế bào đơn bội duy nhất
B.
dòng tế bào lưỡng booijdo dung hợp các tế bào đơn bội
C. các dòng tế bào đơn bội có các kiểu gen khác nhau
D.
các dòng tế bào đơn bội có kiểu gen kahcs nhau phát sinh từ một dòng tế bào đơn
bội ban đầu bị đột biến.
Câu
23: Vi khuẩn E.coli được sử dụng làm
tế bào nhận trong kĩ thuật chuyển gen vì:
A. sinh sản nhanh
B.
cấu tạo cơ thể đơn giản
C.
có chứa plasmit
D.
có enzim cắt đặc hiệu
Câu
24: ADN có thể được truyền từ tế bào cho sang tế bào nhận trong kĩ thuật chuyển
gen nhờ
A.
biến nạp hoặc tải nạp
B. plasmit hoặc thể thực khuẩn (phagơ)
C.
đột biến chuyển đoạn tương hỗ
D.
cầu tiếp hợp ở vi khuẩn
Câu
25: Đặc điểm quan trọng nhất giúp plasmit được chọn làm vectơ chuyển gen là:
A.
có số lượng nuclêôtit ít
B.
chỉ tồn tại trong tế bào chất của vi khuẩn
C. có khả năng nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào.
D.
có khả năng cài xen vào NST của tế bào chủ.
Câu
26: Cấu trúc nào sau đây không được sử dụng làm thể truyền
A.
Plasmit
B.
Phagơ
C.
NST nhân tạo
D. Vi khuẩn E.coli
Câu
27: Khi đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận bằng phương pháp biến nạp, người ta
sử dụng muối CaCl2 để:
A.
làm thể truyền
B. làm dãn màng sinh chất của tế bào nhận
C.
làm dấu chuẩn
D.
hoạt hóa enzim vận chuyển trên màng sinh chất của tế bào nhận
Câu
28: Trong kĩ thuật chuyển gen ở động vật, hợp tử ở giai đoạn nhân non là
A. hợp tử có nhân của trứng và tinh trùng chưa hào hợp
B.
hợp tử ở những lần nguyên phân đầu tiên (giai đoạn 2 – 8 phôi bào)
C. hợp tử có nhân của trứng và tinh trùng mới hợp lại thành một
C. hợp tử có nhân của trứng và tinh trùng mới hợp lại thành một
D.
hợp tử có nhân chứa bộ NST thiếu một cặp
Câu
29: Trong kĩ thuật chuyển gen, enzim ligaza có vai trò:
A. tạo các liên kết phôtphodieste giữa các nuclêôtit
B.
tạo đầu dính của phân tử ADN của tế bào cho và thể truyền
C.
tạo liên kết hiđro giữa các nuclêôtit của đoạn gen cấy và ADN thể truyền
D.
lắp ghép các đoạn ADN từ các nguồn gốc khác nhau theo nguyên tắc bổ sung
Câu
30: Đặc điểm khác biệt cơ bản của quy trình tạo chủng vi khuẩn sản xuất insulin
của người và quy trình tạo chủng vi khuẩn sản xuất somatostatin là:
A.
loại tế bào nhận
B.
nguồn gốc thể truyền
C. nguồn gốc của gen cần chuyển
D.
Đặc điểm cấu trúc ADN tái tổ hợp.
Câu
31: Trong kĩ thuật di truyền, ADN tái tổ hợp là phân tử ADN gồm
A. thể truyền và gen cần chuyển
B.
plasmit và gen cần chuyển
C.
thể thực khuẩn và gen cần chuyển
D.
ADN của tế bào cho và ADN của tế bào nhận
Câu 32: Có thể nhận biết dòng tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp nhờ thể truyền có:
A.
kích thước phân tử nhỏ
B.
khả năng nhân đôi độc lập với ADN của tế bào
C.
khả năng gắn vào hệ gen tế bào
D. các dấu chuẩn hoặc gen đánh dấu
Câu
33: Tính trạng có hệ số di truyền cao là tính trạng
A. phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng của môi trường
B.
chỉ phụ thuộc vào kiểu gen, không phụ thuộc vào môi trường
C.
phụ thuộc chủ yếu vào môi trường, ít chịu ảnh hưởng của kiểu gen
D.
chỉ phụ thuộc vào môi trường, không phụ thuộc vào kiểu gen.
Câu
34: Tính trạng có hệ số di truyền cao thường là tính trạng
A.
số lượng
B. chất lượng
C.
trội
D.
lặn
Câu 35: Đặc điểm nào sau đây không đúng với chọn lọc hàng loạt
A.
Thường có hiệu quả với những tính trạng có hệ số di truyền cao
B. Đối với những cây giao phấn chỉ cần chọn lọc một lần đã có hiệu
quả
C.
Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém nên có thể áp dụng rộng rãi.
D.
Chỉ căn cứ trên kiểu hình, không kiểm tra được kiểu gen nên việc củng cố, tích
lũy biến dị chậm đưa đến kết quả.
Câu
36: Đặc điểm bào sau đây không đúng với chọn lọc cá thể
A.
Kết hợp được đánh giá trên kiểu hình với đánh giá kiểu gen
B.
Nhanh chóng đạt hiệu quả chọn lọc
C.
Đòi hỏi công phu theo dõi chặt chẽ nên khó áp dụng
C. Chỉ áp dụng với những tính trạng có hệ số di truyền thấp
Câu
37: Phương pháp chọn lọc hàng loạt dựa vào
A. kiểu hình của các cá thể trong quần thể
B.
kiểu gen của các cá thể trong quần thể
C.
kiểu gen và kiểu hình của các cá thể trong quần thể
D.
điều kiện sống của quần thể
Câu
38: Phép lai nào sau đây là phép lai gần?
A.
Tự thụ phấn ở thực vật
B.
Giao phối cận huyết ở động vật
C.
Giao phấn ở thực vật
D. Cả A và B
Câu
39: Trong sản xuất, người ta sử dụng tự thụ phấn và giao phối gần để
A.
tạo ra số cá thể nhiều hơn
B. củng cố và duy trì tính trạng mong muốn
C.
nâng cao năng suất của vật nuôi, cây trồng
D.
Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu
40: Để phát hiện gen xấu và loại bỏ chúng ra khỏi quần thể người ta sử dụng
phương pháp
A.
lai xa
B.
lai kinh tế
C.
lai cải tiến
D. tự thụ phấn hoặc giao phối gần
Câu
41: Một tính trạng phụ thuộc vào tác động cộng gộp của 3 cặp gen không alen,
phép lai nào sau đây cho ưu thế lai cao nhất?
A.
AABBDD x aabbdd
B.
AABBdd x aabbDD
C.
Aabbdd x aaBBDD
D. Cả ba phép lai trên
Câu 42: Ý nghĩa của phép lai kinh tế
A. Tận dụng ưu thế lai trong sản xuất
B. Tạo ra các dòng thuần chủng để làm giống
C. Củng cố một tính trạng mong muốn
D. Cải tiến một giống lai nào đó
Câu 43: Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu
quan trọng cho chọn giống vì:
A. tạo ra vật liệu di truyền mới
B. làm thay đổi kiểu hình của vật nuôi, cây
trồng
C. làm phát sinh nhiều kiểu gen mới
D. làm tăng năng suất của giống
Câu 44: Mục đích của công nghệ gen là;
A. gây ra đột biến gen
B. gây đột biến NST
C. điều chỉnh, sửa chữa gen, tạo ra gen mới, gen “lai”
D. tạo biến dị tổ hợp
Câu 45: Plasmit là:
A. một bào quan có mặt trong tế bào chất của
tế bào
B. một cấu trúc di truyền rtong ti thể và lạp
thể
C. một phân tử ADN có khả năng nhân đôi độc lập
D. một cấu trúc di truyền có mặt trong tế bào chất của vi khuẩn
Tải toàn bộ đáp án tại đây (chờ 5 giây và nhấp skip ad)
6 nhận xét:
(h)
=))
Thầy ơi gợi ý giúp em bài này nha:
-ở một loài sinh vật ,giả thiết mỗi cặp nSTđều chứa các cặp gen dị hợp .Khi giảm phân kh xảy ra dột biến ; có trao dổi chéo xảy ra ở một điểm trên cặp NST số 1thì số loại tinh trùng tạo ra nhiều nhất là 256.Bô NST lưỡng bộicủa loài la
Cảm ơn thầy
Số giao tử tối đa tạo thành = 2^(n+p) trong đó n là bộ NST đơn bội, p là số NST có trao đổi chéo tại 1 điểm.
Chài thầy
Trong một quần thể cân bằng Hacdi_Vanbec có :
14.25%cây hật tròn, màu đỏ
4.75%hạt tròn , màu trắng
60.75 hạt dài,mđỏ
20.25hạt dài ,màu trắng
Cho D (hạt trònn ) trội htoàn với d(hdài)
R(m do) trội htoàn với r(mtrắng)
hai cap gen nam trên hai NST thường khác nhau
Nều cho những cây hạt dài ,màu đỏ trong quần thể giao pgối với nhau thì thành phần KG ,KH ở F1 như thế nào ?
CẢm ơn thầy
Em tham khảo dạng nhiều tinh trạng cân bằng quần thể ở đây nhé.http://www.sinhk33.com/2012/11/quan-the-1000.html
gọi p1, q1 là tần số D và d
p2, q2 là tần số R và r
Theo đề bài:
q1^2xq2^2 = 20,25
p1 + q1 = 1
p2 + q2 = 1
q1^2(q2^2+2p2q2) = 60,75
Ở đây em có thể dựa trên các số liệu trên để làm các hệ pt khác để gải ra tần số p1, q1, p2, q2 rồi áp dụng công thức ở link trên để giải
Đăng nhận xét