Khi tôi xem xét nguồn lưu lượng truy cập của Blog thì vô tình tôi thấy có ai đó đã truy cập vào Blog bằng Google search với từ khóa "So sánh sự khác nhau giữa thể lệch bội và thể đa bội".
Vì Blog chưa có nội dung trên nên tôi tìm một số tài liệu cùng với sự hiểu biết của mình để trình bày sơ lược cho các bạn tham khảo.
Giống nhau:
- Đều là đột biến số lượng NST do sự không phân li của một vài NST hay toàn bộ NST trong phân bào làm thay đổi số lượng NST.
- Thường gây giảm khả năng sinh sản của sinh vật
Khác nhau:
Thể lệch bội
|
Thể đa bội
|
- Làm tăng hoặc
giảm số lượng NST ở một vài cặp NST
|
- Làm tăng NST gấp
n lần số NST đơn bội
|
- Do sự không
phân li của một vài cặp NST trong phân bào
|
- Sự không phân
li của tất cả NST trong phân bào.
|
- Có các dạng một
nhiễm, ba nhiễm, bốn nhiễm,…
một nhiễm kép, ba
nhiễm kép…
|
- Có tự đa bội gồm
đa bội lẽ (3n, 5n…), đa bội chẵn (4n, 6n…) và dị đa bội do bộ NST 2n của 2
hay nhiều loài khác nhau cùng tồn tại trong một tế bào.
|
- Gặp ở cả động vật
và thực vật và thường gây hại
|
- Gặp chủ yếu ở
thực vật ít gặp ở động vật bậc cao. Thường có ý nghĩa trong trồng trọt.
|
Ở hình trên các bạn thấy bộ NST lưỡng bội 2n có tất cả các cặp NST đều có 2 chiếc tương đồng
- Thể một (2n - 1) có một cặp NST chỉ có 1 chiếc, tất cả NST còn lại đều có 2 chiếc tương đồng.
- Thể ba (2n + 2) có một cặp NST có 3 chiếc tương đồng, tất cả các cặp NST còn lại đều có 2 chiếc.
- Thể không (2n - 2) có một cặp NST không có NST nào còn tất cả các cặp khác đều có 2 NST.
- Thể không kép (2n -2 -2) có hai cặp NST không có NST nào còn các cặp còn lại có 2 chiếc NST.
- Thể một kép (2n - 1 - 1) có hai cặp NST chỉ có 1 NST còn các cặp còn lại vẫn có 2 NST.
......................................
Tương tự các bạn sẻ hiểu được hết bản chất của tất cả các dạng đột biến lệch bội. Các bạn lưu ý:
Dạng thể bốn (2n + 2) và thể ba kép (2n + 1 + 1) nếu xét về số lượng NST thì chúng hoàn toàn bằng nhau nhưng khác nhau về bản chất đó là: thể bốn có một cặp NST có 4 chiếc còn tất cả các cặp còn lại có 2 chiếc; thể ba kép thì có 2 cặp NST có 3 chiếc còn tất cả các cặp còn lại có 2 chiếc NST......
Bài tập cách tính số loại thể ba, thể không, thể một... có thể có ở một loài
- Số thể ba (thể không hay thể một...) có thể có của một loài bằng chính số lượng NST đơn bội của loài.
Ví dụ, ở cà độc dược có 2n = 24 vậy số thể ba có thể có (hoặc thể một hoặc thể không...) = 12
Cách tính số loại thể ba kép, thể không kép, thể một kép... có thể có ở một loài
- Số thể ba kép (hay một kép, không kép....) có thể có bằng C2n
Trong đó n là số NSt đơn bội của loài
Ví dụ một loài có 2n =14 tính số thể ba kép có thể có của loài trên.
Số thể ba kép = C27
Chúc các bạn thành công!!!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét