Biến đổi khí hậu toàn
cầu và các tác động của biến đổi khí hậu
1.1.2.1.
Khái niệm về khí hậu
Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một
khu vực nào đó, ví dụ như một tỉnh, một nước hay một châu lục. Khi ta nói khí hậu
Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, điều đó có nghĩa là nước ta
thường xuyên có nhiệt độ trung bình hàng năm cao và lượng mưa trung bình hàng
năm lớn.
1.1.2.2.
Khái niệm về thời tiết
Thời tiết được biểu hiện bằng các hiện tượng: nắng, mưa,
mây, gió, nóng lạnh…tại bất kì nơi nào, thường thay đổi nhanh chóng trong một
ngày hay từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Khí hậu thường ít
thay đổi và có tính ổn định tương đối, còn thời tiết thay đổi mạnh.
1.1.2.3.
Biến đổi khí hậu
BĐKH là sự thay đổi trạng thái trung bình của khí hậu
theo một xu thế nhất định trong một khoảng thời gian nhất định (thập kỉ, thế kỉ…).
Ví dụ: ấm lên, lạnh đi…
Sự biến động của khí hậu dài hạn sẽ dẫn tới BĐKH. BĐKH sẽ
có tác động hết sức lớn đến sự sống cũng như hoạt động của con người. Kết quả
đo đạc và nghiên cứu hiện nay cho thấy nhiệt độ trung bình toàn cầu trong thế kỉ
XX đã tăng lên 0,60C; trên đất liền, nhiệt độ tăng nhiều hơn trên biển
và thập kỉ 1990 là thập kỉ nóng nhất trong thiên niên kỉ vừa qua. Tương ứng với
sự tăng của nhiệt độ toàn cầu, mực nước trung bình của đại dương cũng tăng lên
10 – 20 cm (trung bình 1 – 2mm/năm trong thế kỉ XX) do băng tan và giãn nở nhiệt
đại dương. Từ cuối những năm 1960, phạm vi lớp tuyết phủ giảm khoảng 10%. Độ
dày của lớp băng biển ở Bắc Cực từ cuối mùa hạ đến khoảng đầu mùa thu giảm khoảng
40% trong vài thập kỉ gần đây.
BĐKH toàn
cầu xảy ra do tác động của khí nhà kính qua các hoạt động của con người, dẫn
đến hiện tượng Trái Đất đang nóng dần lên và kéo theo nhiều hậu quả khác. Theo
báo cáo của IPCC, nhiệt độ Trái Đất tăng trung bình 0,60C trong thế
kỉ vừa qua và có thể tăng 1,4 – 6,40C vào năm 2100. Lượng mưa tăng
không đều, nhiều vùng mưa quá nhiều, nhưng nhiều vùng khác trở nên khô hạn hơn.
Theo các tính toán mới nhất, mực nước biển có thể tăng từ 0,7 – 1,4 m trong 100
năm tới.
Hiện tượng
El – Nino hoạt động mạnh lên cả về cường độ và tần suất. Diện tích vùng băng
giá Bắc bán cầu giảm khoảng 10 – 15% kể từ những năm 1950, và có thể không còn
vào năm 2030. Băng tại Nam cực và các đỉnh núi cao cũng tan đáng kể trong những
thập kỉ tới.
Theo dự
báo, các hiện tượng cực đoan về khí hậu sẽ tăng lên về tần số, cường độ và thời
gian, bão tố, lụt lội và hạn hán sẽ nhiều hơn và có cường độ cao hơn.
Các nhà khoa học cho biết, trong vòng 100 năm trở lại
đâyTrái Đất đã nóng lên khoảng 0,60C.
Các dấu hiệu của BĐKH xuất hiện trên thế giới là:
- Sự
nóng lên do tăng nhiệt độ bề mặt Trái Đất
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển: sự tăng
hàm lượng các khí nhà kính: CO2, CFC, CH4…; Trước thời kì
tiền công nghiệp (1750), hàm lượng khí CO2 khí quyển ổn định vào khoảng
280ppm, đến năm 2000 đã tăng lên khoảng 370 ppm, lượng khí CH4 tăng
từ 700 ppb thời kì 1000 – 1750 đến 1750 ppb vào năm 2000,…
- Mực nước biển dâng cao dẫn đến nhiều vùng đồng bằng thấp
ven biển bị nhấn chìm, gây hiện tượng
xâm nhập mặn làm suy giảm tài nguyên đất và nước ngọt.
- Sự
di chuyển của các đới khí hậu làm thay đổi môi trường sống của các sinh vật hậu
quả là làm suy giảm đa dạng sinh học.
- Sự thay dổi cường độ hoạt động của hoàn lưu khí quyển,
các chu trình sinh địa hóa khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất
lượng và thành phần của địa quyển, sinh quyển và thủy quyển.
- Mùa
Đông ít tuyết ở khu vực trượt tuyết thuộc dãy Alpơ.
- Hạn
hán triền miên ở Châu Phi sẽ làm cho tài nguyên nước trở nên khan hiếm và thiếu
lương thực.
- Các sông băng trên núi tan chảy nhanh nhất trong vòng
5000 năm qua. [12]
BĐKH đang hằng ngày, hằng giờ tác động đến con người gây
ra những hậu quả to lớn. BĐKH do 2 nguyên nhân: nguyên nhân tự nhiên và nguyên
nhân do con người, trong đó nguyên nhân do con người là chủ yếu, chiếm 90%.
Những hoạt động của con người đã tác động mạnh
làm BĐKH có thể kể đến là:
- Hiện tượng khai thác rừng bừa bãi, không có kế hoạch bảo
quản, tu bổ, trồng mới bổ sung làm giảm độ che phủ mặt đất gây mất cân bằng
sinh thái.
- Tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản, nguồn nước
trong lòng đất quá mức làm cạn kiệt nguồn nước ngầm, ô nhiễm môi trường đất.
- Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh, nhưng thiếu quy hoạch
tổng thể, hiện tượng bê tông hóa các khu du lịch sinh thái, nhà cao tầng các
khu dân cư nhưng thiếu cây xanh.
- Quá trình công nghiệp hóa diễn ra với tốc độ nhanh, các
nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm nặng cho nguồn nước và không khí.
- Sản xuất nông nghiệp sử dụng chất hóa học trong các
khâu lai tạo giống mới, chăm sóc, kích thích tăng trưởng, chế biến bảo quản.
- Cơ sở hạ tầng giao thông phát triển chậm, các phương tiện
thô sơ chất lượng kém làm môi trường sống ô nhiễm nặng vì khói bụi và tiếng ồn.
- Nhu cầu cuộc sống của con người chủ yếu xuất phát từ
nhu cầu cá nhân cục bộ trước mắt chưa chú ý đến nhu cầu toàn cục lâu dài. Biểu
hiện rõ nhất là việc phát triển các làng nghề truyền thống tại địa phương đã
làm tổn hại đến tuổi thọ chính người dân địa phương mà thủ phạm là ô nhiễm môi
trường. [12]
BĐKH đang từng ngày, từng giờ tác động xấu gây hậu quả
nghiêm trọng đến nhiều nơi trên thế giới.
* Ảnh hưởng của BĐKH đối với một số nơi
trên thế giới
Từ năm 1975 đến 1989, có 171 cơn bão lớn, nhưng từ năm 1990
đến 2004 tăng lên 269 cơn. Thiệt hại xảy ra nhiều nhất với những trận bão thuộc
cấp 3 có sức gió từ 111 đến 130 dặm một giờ và những trận bão có sức gió cao
hơn.
Tổn thất kinh tế toàn cầu năm 2005 do bão gây ra vượt quá 200 tỷ USD.
Trong khi đó, tổn thất vì bão năm 2004 chỉ ở mức 145 tỷ USD.
Cuối
tháng 9/2009, cơn bão kinh hoàng Ketsana quét qua Đông Nam Á, san phẳng làng
mạc ở Campuchia và tàn phá nhà cửa ở Việt Nam sau khi gây lụt lội khắp
Philippines. Tại Việt Nam lũ do bão Ketsana đã tàn phá một số các tỉnh Miền
Trung Việt Nam đã làm 93 người chết hơn 20 người mất tích, hơn 200 người bị
thương. Hơn 6.000 ngôi nhà bị sập, hơn 170.000 ngôi nhà bị hư hỏng, 179 tàu
thuyền bị chìm. Các trường học, trạm xá cũng bị thiệt hại nặng nề sau bão lũ;
mùa màng và hoa màu đang chờ gặt gần như bị mất trắng. Sau bão, một số sông
vượt mức lũ lịch sử như Trà Bồng (Quảng Ngãi), Pôkô (Kon Tum)... gây ngập lụt
diện rộng…
Tháng
10/2010, ở Haiti, mưa lớn trong nhiều ngày đã làm 10 người chết, 3 người mất
tích và cản trở công tác tái thiết nước này sau trận động đất hồi tháng 1 vừa
qua.
* Ảnh hưởng của BĐKH đối với Việt Nam
Năm 2005 có 9 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới xuất hiện ở biển
Đông, trong đó có 6 cơn bão và 2 áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Việt
Nam. Các trận bão số 2, số 7 và 8 khi tiến vào ven biển gây gió mạnh cấp 11 đến
cấp 12, lại trùng với thời điểm triều cường nên gây vỡ đê và tàn phá nặng nề.
Đặc biệt, cuối tháng 9/2005, cơn bão số 7 mạnh cấp 12 giật
trên cấp 12 với sức gió 130 km là một trong những cơn bão lớn nhất trong vòng
10 năm trở lại. Tổng thiệt hại ước tính 3.393 tỷ đồng và làm cho hơn 50 người
chết, nhiều người bị mất tích và bị thương, hàng trăm ngàn đồng bào ở các tỉnh
vùng bão lâm vào cảnh sống tạm bợ, mất phương tiện sinh sống, đói rét.
Năm 2006, có 10 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới hoạt động ở
biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam. Trong đó có cơn rất mạnh, như Chanchu,
Xangsane, Durian. Bão lũ đã làm 339 người chết, 274 người mất tích, thiệt hại
vật chất 18.566 tỷ đồng.
Đặc
biệt, tháng 7/2010 mưa lũ lớn xảy ra ở miền Trung làm hơn 40 người bị
chết, mất tích và thiệt hại gần 1282 tỷ đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét