
Chúng tôi xin giới thiệu bộ câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến Ôn thi Đại học môn Sinh học phần Quá trình hình thành quần thể thích nghi - Loài và quá trình hình thành loài.
Quá trình hình thành quần thể thích
nghi
Câu 1:
Trong môi trường không có thuốc trừ sâu DDT thì dạng ruồi có đột biến kháng DDT
sinh trưởng chậm hơn dạng ruồi bình thường, khi phun DDT thì thể đột biến kháng
DDT lại tỏ ra có ưu thế hơn và chiếm tỉ lệ ngày càng cao. Kết luận có thể được
rút ra là:
A. Đột biến gen kháng thuốc DDT là có lợi cho thể đột biến trong
điều kiện môi trường có DDT.
B. Đột
biến gen kháng thuốc DDT là trung tính cho thể đột biến trong điều kiện môi
trường không có DDT.
C. Đột
biến gen kháng thuốc DDT là không có lợi cho thể đột biến trong điều kiện môi
trường có DDT.
D.
Đột biến gen kháng thuốc DDT là có lợi cho thể đột biến trong điều kiện môi
trường không có DDT.
(Cao đẳng – 2008)
Câu 2:
Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng
DDT để xử lí các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần
xử lí đầu tiên, tỉ lệ sống sót của các dòng đã rất khác nhau (thay đổi từ 0%
đến 100% tuỳ dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT
A. liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu
nhiên từ trước.
B. chỉ
xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT.
C. là
sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT.
D.
không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quần thể.
(Đại học – 2008)
Câu 3:
Cho các thông tin sau:
(1)
Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit.
(2)
Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn.
(3)
Ở vùng nhân của vi khuẩn chỉ có một phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng nên hầu
hết
các
đột biến đều biểu hiện ngay ở kiểu hình.
(4)
Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng.
Những
thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần
thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật
nhân thực lưỡng bội là:
A. (2), (3).
B. (1),
(4).
C. (3),
(4).
D.
(2), (4).
(Đại học – 2009)
Câu 4:
Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh
hay chậm không phụ thuộc vào
A. tốc
độ sinh sản của loài.
B. quá
trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài.
C. tốc độ tích luỹ những biến đổi thu được trong đời cá thể do ảnh
hưởng trực tiếp của ngoại cảnh.
D.
áp lực của chọn lọc tự nhiên.
(Đại học – 2010)
Câu 5:
Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, giải thích nào sau đây về sự xuất hiện bướm
sâu đo bạch dương màu đen (Biston betularia) ở vùng Manchetxtơ (Anh) vào những
năm cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX là đúng?
A. Dạng đột biến quy định kiểu hình màu đen ở bướm sâu đo bạch dương
đã xuất hiện một cách ngẫu nhiên từ trước và được chọn lọc tự nhiên giữ
lại.
B. Môi
trường sống là các thân cây bạch dương bị nhuộm đen đã làm phát sinh các đột
biến tương ứng màu đen trên cơ thể sâu đo bạch dương.
C. Khi
sử dụng thức ăn bị nhuộm đen do khói bụi đã làm cho cơ thể bướm bị nhuộm
đen.
D.
Tất cả bướm sâu đo bạch dương có cùng một kiểu gen, khi cây bạch dương có màu
trắng thì bướm có màu trắng, khi cây có màu đen thì bướm có màu đen.
(Cao đẳng – 2011)
Loài
Câu 1:
Trong quá trình tiến hoá nhỏ, sự cách li có vai trò
A. làm
thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới.
B. tăng
cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ.
C. xóa
nhòa những khác biệt về vốn gen giữa hai quần thể đã phân li.
D. góp phần thúc đẩy sự phân hoá kiểu gen của quần thể gốc.
(Đại học – 2007)
Câu 2:
Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc thì
A. giao
phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên.
B. hoàn
toàn khác nhau về hình thái.
C. hoàn
toàn biệt lập về khu phân bố.
D. cách li sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên.
(Đại học – 2007)
Câu 3:
Nguyên nhân của hiện tượng bất thụ thường gặp ở con lai giữa hai loài khác nhau
là
A. tế bào của cơ thể lai xa không mang các cặp nhiễm sắc thể tương
đồng.
B. tế
bào cơ thể lai xa mang đầy đủ bộ nhiễm sắc thể của hai loài bố mẹ.
C. tế
bào cơ thể lai xa có kích thước lớn, cơ thể sinh trưởng mạnh, thích nghi
tốt.
D.
tế bào của cơ thể lai xa chứa bộ nhiễm sắc thể tăng gấp bội so với hai loài bố
mẹ.
(Đại học – 2007)
Câu 4:
Để phân biệt hai loài động vật thân thuộc bậc cao cần phải đặc biệt chú ý tiêu
chuẩn nào sau đây?
A. Tiêu chuẩn di truyền (tiêu chuẩn cách li sinh sản).
B. Tiêu
chuẩn sinh lí - hoá sinh.
C. Tiêu
chuẩn địa lí - sinh thái.
D.
Tiêu chuẩn hình thái.
(Cao đẳng – 2008)
Câu 5:
Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là
A. ngăn
cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ.
B. ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử.
C. ngăn
cản con lai hình thành giao tử.
D.
ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai.
(Cao đẳng – 2010)
Câu 6:
Trong các loại cách li trước hợp tử, cách li tập tính có đặc điểm:
A. Các
cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo các cơ quan sinh sản khác
nhau nên chúng không thể giao phối với nhau.
B. Các cá thể của các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa
khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau.
C. Các
cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên
chúng thường không giao phối với nhau.
D.
Mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng các cá thể của các loài có họ
hàng gần gũi và sống trong những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối
với nhau.
(Cao đẳng – 2010)
Câu 7:
Cho một số hiện tượng sau:
(1)
Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở
Trung Á.
(2)
Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết
ngay.
(3)
Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(4)
Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường
không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.
Những
hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
A. (2), (3).
B. (1),
(2).
C. (1),
(4).
D.
(3), (4).
(Đại học – 2010)
Quá trình hình thành
loài
Câu 1:
Hình thành loài mới bằng con đường địa lý thường gặp ở
A. thực
vật, không gặp ở động vật.
B. tất
cả các loài sinh vật.
C. động
vật, không gặp ở thực vật.
D. thực vật và động vật ít di động.
(Cao đẳng – 2007)
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con
đường địa lí (hình thành loài khác khu vực địa lý)?
A. Trong những điều kiện địa lý khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã
tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau.
B. Hình
thành loài mới bằng con đường địa lý diễn ra chậm chạp trong thời gian lịch sử
lâu dài.
C. Điều
kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ
thể sinh vật, từ đó tạo ra loài mới.
D.
Hình thành loài mới bằng con đường địa lý thường gặp ở cả động vật và thực vật.
(Đại học – 2007)
Câu 3:
Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí (hình thành loài khác
khu vực địa lí), nhân tố trực tiếp gây ra sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc
là
A. cách
li địa lí.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. tập
quán hoạt động.
D.
cách li sinh thái.
(Đại học – 2008)
Câu 4:
Trong quá trình tiến hoá, cách li địa lí có vai trò
A. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể
cùng loài.
B. hạn
chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài.
C. làm
biến đổi tần số alen của quần thể theo những hướng khác nhau.
D.
làm phát sinh các alen mới, qua đó làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần
thể.
(Cao đẳng – 2009)
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
A. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn
đến hình thành loài mới.
B. Quá
trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.
C. Sự
cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.
D.
Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.
(Đại học – 2009)
Câu 6:
Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát
biểu nào sau đây không đúng?
A. Cách
li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các
quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá.
B. Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần
kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
C. Cách
li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian
chuyển tiếp.
D.
Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao
phối với nhau.
(Đại học – 2011)
Câu 7:
Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên nhiễm
sắc thể số III như sau: Nòi 1: ABCDEFGHI; nòi 2: HEFBAGCDI; nòi 3: ABFEDCGHI;
nòi 4: ABFEHGCDI. Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do
một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của sự phát sinh các nòi trên là
A. 1 → 3 → 4 → 2.
B. 1
→ 4 → 2 → 3.
C. 1
→ 3 → 2 → 4.
D.
1 → 2 → 4 → 3.
(Đại học – 2011)
Câu 8:
Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới
A. không
gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
B. là
quá trình tích lũy các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại
cảnh.
C. bằng
con đường địa lí diễn ra rất nhanh chóng và không xảy ra đối với những loài
động vật có khả năng phát tán mạnh.
D. là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng
thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.
(Đại học – 2011)
Câu 1:
Trong tự nhiên, con đường hình thành loài nhanh nhất là con đường
A. địa
lí.
B. lai xa và đa bội hoá.
C. lai
khác dòng.
D.
sinh thái.
(Cao đẳng – 2007)
Câu 2:
Dạng cách ly nào đánh dấu sự hình thành loài mới?
A. Cách ly sinh sản và cách ly di truyền.
B. Cách
ly sinh thái.
C. Cách
ly địa lý và cách ly sinh thái.
D.
Cách ly địa lý.
(Cao đẳng – 2007)
Câu 3:
Để phân biệt hai loài vi khuẩn, người ta vận dụng tiêu chuẩn nào sau đây là chủ
yếu?
A. Tiêu chuẩn hoá sinh.
B. Tiêu
chuẩn di truyền.
C. Tiêu
chuẩn địa lý.
D.
Tiêu chuẩn hình thái.
(Cao đẳng – 2007)
Câu 4:
Loài cỏ Spartina có bộ nhiễm sắc thể
2n=120 được xác định gồm bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Âu 2n= 50 và bộ
nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Mĩ 2n= 70. Loài cỏ Spartina được hình thành bằng
A. con
đường sinh thái.
B. con
đường tự đa bội hóa.
C. con đường lai xa và đa bội hóa.
D.
phương pháp lai tế bào.
(Cao đẳng – 2007)
Câu 5:
Hình thành loài mới
A. bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra nhanh và gặp phổ
biến ở thực vật.
B. khác
khu vực địa lí (bằng con đường địa lí) diễn ra nhanh trong một thời gian
ngắn.
C. ở
động vật chủ yếu diễn ra bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
D.
bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra chậm và hiếm gặp trong tự nhiên.
(Đại học – 2008)
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
A. Các
cá thể đa bội được cách li sinh thái với các cá thể cùng loài dễ dẫn đến hình
thành loài mới.
B. Quá
trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái luôn luôn diễn ra
độc lập nhau.
C. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái
rất khó tách bạch nhau, vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì nó cũng đồng
thời gặp những điều kiện sinh thái khác nhau.
D.
Hình thành loài mới bằng con đường (cơ chế) lai xa và đa bội hoá luôn luôn gắn
liền với cơ chế cách li địa lí.
(Cao đẳng – 2009)
Câu 7:
Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của thuyết tiến hóa
hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hình
thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua
nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
B. Hình
thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra phổ biến ở thực vật.
C. Hình thành loài là quá trình tích luỹ các biến đổi đồng loạt do
tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật.
D.
Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít
di chuyển xa.
(Cao đẳng – 2010)
Câu 8:
Quá trình hình thành loài lúa mì (T.
aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì (T. monococcum) lai với loài cỏ dại (T. speltoides) đã tạo ra con lai. Con
lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa) lai với loài cỏ dại (T. tauschii) đã tạo ra con lai. Con lai
này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T. aestivum). Loài lúa mì (T. aestivum) có bộ nhiễm sắc thể
gồm
A. bốn
bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của bốn loài khác nhau.
B. ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau.
C. bốn
bộ nhiễm sắc thể đơn bội của bốn loài khác nhau.
D.
ba bộ nhiễm sắc thể đơn bội của ba loài khác nhau.
(Đại học – 2010)
Tải toàn bộ đề và đáp án tại đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét