Trong các đề thi tuyển sinh đại học - cao đẳng môn sinh học trong những năm gần đây, có những câu hỏi mang tính đánh đố mà nếu không chú ý các thí sinh sẽ dễ bị mắc lỗi dẫn đến đánh đáp án sai.
Sau đây Blog Sinh học Online xin giới thiệu một số cách để giải nhanh các câu hỏi đánh đố này và để các bạn hạn chế những sai lầm không đáng có khi làm bài thi.
NHỮNG LƯU Ý VỀ PHẠM VI KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG LÀM BÀI
Sau đây Blog Sinh học Online xin giới thiệu một số cách để giải nhanh các câu hỏi đánh đố này và để các bạn hạn chế những sai lầm không đáng có khi làm bài thi.
NHỮNG LƯU Ý VỀ PHẠM VI KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG LÀM BÀI
TRONG KỲ THI ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG MÔN SINH
Chương trình Sinh học 12 thi tuyển sinh Đại
học có nhiều dạng bài tập. Phần 5 Di truyền học tập trung nhiều bài tập được sử
dụng để phân hóa trình độ thí sinh.
Chương 1 Cơ chế
di truyền và biến dị có
các bài tập về cấu trúc và họat động của ADN, ARN, sinh tổng hợp protein, các
bài tập về đột biến gen, đột biến cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể. Kể cả một
số bài tập vận dụng các kiến thức về nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã học
trong chương trình lớp 10 để giải thích các cơ chế đột biến số lượng nhiễm sắc
thể.
Chương 2 Tính quy
luật của hiện tượng di truyền có
nhiều dạng bài tập vận dụng các quy luật di truyền từ dễ đến khó.
Chương 3 Di truyền
học quần thể chỉ có 3 câu
trong đề thi 60 câu nhưng từ đề thi năm 2009 cũng đã có những bài tập khó.
Chương 5 Di truyền
học người có các bài tập
phả hệ và một số dạng bài tập có thể kết hợp với quy luật di truyền liên kết,
di truyền liên kết với giới tính hay di truyền quần thể … đòi hỏi học sinh có kỹ
năng nhất định để giải các bài tập xác suất.
Phần sinh thái học chương trình nâng cao
cũng có thể gặp các bài tập áp dụng công thức tính tóan về hiệu suất sinh thái…
Từ năm 2007 đến nay đề thi tuyển sinh đại
học môn Sinh có xu hướng tăng dần số lượng và độ khó của các dạng bài tập,
trong khi đó nhiều học sinh vẫn chưa phân biệt được cách giải khác nhau giữa
bài tập tự luận và bài tập trắc nghiệm. Nếu trong một bài tập tự luận học sinh
cần trình bày rõ ràng, chặt chẽ các luận điểm để đi từ điều kiện đầu bài cho đến
kết quả cần tìm thì trong một bài tập trắc nghiệm,học sinh chỉ cần chọn đúng kết
quả là 1 trong 4 phương án được đưa ra. Dĩ nhiên học sinh cần hiểu đề,hiểu giáo
khoa và biết cách giải thì mới có câu trả lời đúng nhưng do đặc điểm của đề
trắc nghiệm phải đưa ra nhiều đáp án nhưng chỉ có một đáp án đúng duy nhất với
điều kiện của đề bài nên khi đọc đề thật kỹ thì ngay từ đầu học sinh có thể
nhanh chóng lọai bỏ các đáp án vô lý, thậm chí có
thể chọn được
ngay một đáp án đúng mà không phải tiến hành giải từng bước như đối với một bài
tập tự luận.
Phần dưới đây lấy ví dụ từ một số bài tập
trong tài liệu “Cấu trúc đề thi…” và một số đề thi đã ra nhằm gợi ý cho học
sinh một số phương pháp suy nghĩ để có thể lọai suy và nhanh chóng chọn được
đáp án đúng, phần tiếp theo là 60 bài tập áp dụng có đáp án, học sinh có thể tập
vận dụng những điều vừa học được để làm thử và kiểm tra lại kết quả.
Một lời khuyên
cho các em là không phải con số nào ra trong bài tập trắc nghiệm cũng cần bấm
máy tính, không phải phép lai nào trong các bài tập lai cũng cần viết ra sơ đồ
lai… Biết cách suy luận nhanh các em sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian mà vẫn
có một kết quả bài làm chính xác.
Sau đây là một số ví dụ nhằm hướng dẫn các em rèn luyện kĩ năng phân
tích đề và giải nhanh một số dạng bài tập trắc nghiệm Sinh học
Câu 16 TSĐH 2010 (mã đề 615):
Trong quá trình
giảm phân của một tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen AB/ab đã xảy ra
hoán vị giữa alen
A và a. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lý thuyết, số loại giao tử
và tỉ lệ từng loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên
là
A. 4 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số
hoán vị gen
B. 2 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào gần số
hoán vị gen
C. 2 loại với tỉ lệ 1 : 1
D. 4 loại với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1
D. 4 loại với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1
Chọn đáp án D
Câu 2 TSĐH:
Dùng cônsixin để
xử lí các hợp tử lưỡng bội.Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội trên
giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây tứ bội giảm phân đều cho giao tử
2n, tính theo lí thuyết thì tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là:
A. 1AAAA: 4AAAa: 6AAaa: 4Aaaa: 1aaaa.
B. 8AAAa: 18AAaa: 1AAAA: 8Aaaa: 1aaaa*
C. 1AAAA 8AAAa: 8AAaa: 18Aaaa: 1aaaa
D. 1AAAA 18AAAa: 8AAaa: 8Aaaa: 1aaaa
Nhận xét đề: thể lưỡng bội Aa cho thể 4n AAaa; thể 4n này cho 3 kiểu
giao tử 2n hữu thụ 1/6AA:4/6 Aa:1/6 aa. Loại đáp án A vì tổng kiểu gen ≠ 36, loại
đáp án C,D vì kiểu gen AAaa = 8/36 là vô lí ==> Chọn đáp án B
Câu 9 TSĐH:
Ở một loài thực vật
cho cây F1 thân cao lai với cây thân thấp được F2 phân li theo tỉ lệ 3 cây thân
thấp;5 cây thân cao. Sơ đồ lai của F1 là:
A. AaBb x aabb B.AaBb x Aabb * C.AaBb x AaBB D.AaBb x AABb
Nhận xét đề: 2 cặp gen alen qui định một tính trạng nên đây là bài tập
qui luật tương tác gen. F2 có 8 tổ hợp = 4 x2. Cá thể mang gen AaBb cho 4 loại
giao tử nên cá thể còn lại cho 2 loại giao tử ==>loại đáp án A. Các kiểu gen
AaBB và AABb cho giao tử AB và aB hoặc Ab nên khi tổ hợp với 4 loại giao tử của
các thể AaBb sẽ cho 6 tổ hợp mang gen A-B- nên tỉ lệ F2 sẽ là 6:2 = 3:1 nên loại
2 phương án CD ==> Chọn đáp án B
Câu 11 TSĐH:
Đem lai 2 cá thể
thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản được thế hệ F1.Cho F1 lai
phân tích, kết quả nào sau đây phù hợp với hiện tượng di truyền liên kết có
hoán vị gen?
A. 13: 3
B.9:3:3:1 C.4:4:1:1 * D.9:6:1
Nhận xét đề: F1 dị hợp 2 cặp gen đem lai phân tích với aabb, tỉ lệ kiểu
hình F2 phụ thuộc vào số kiểu giao tử của F1. Các đáp án A,B,D đều có tổng tỉ lệ
kiểu hình là 16 = 4 x 4 nên loại ==> Chọn đáp án C
Câu 15 TSĐH:
Trong trường hợp
các gen phân li độc lập, tác động riêng lẽ, các gen trội là trội hoàn toàn,phép
lai AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bb C-D- ở đời con là:
A.3/256 B.1/16 C.81/256 D.27/256 *
Nhận xét đề: cá thể mang gen AaBbCcDd cho 16 loại giao tử tỉ lệ bằng
nhau, phân li độc lập nên phép lai Aa x Aa==> ¾ A-; phép lai Bb x Bb ==>
1/4 bb; phép lai Cc x Cc ==> ¾ C-; phép lai Dd xDd==> ¾ D-; Vậy tỉ lệ kiểu
hình A-bb C-D- ở đời con = ¾ x ¼ x ¾ x ¾ = 27/ 256 ==> Chọn đáp án D
Câu 16 TSĐH:
Trong một loài thực
vật, nếu có cả 2 gen A và B trong cùng kiểu gen cho kiểu hình quả tròn,các kiểu
gen khác cho kiểu hình quả dài. Cho lai phân tích các cá thể dị hợp cả 2 cặp
gen, tính theo lí thuyết thì kết quả phân li kiểu hình ở đời con sẽ là:
A.3 quả tròn: 1 quả dài. B.1 quả tròn: 3 quả dài.*
C.1 quả tròn: 1 quả dài. D.100% quả tròn.
Nhận xét đề: phép lai AaBb x aabb cho 4 tổ hợp kiểu gen khác nhau
==> loại đáp án C,D. Chỉ có kiểu gen A-B- cho kiểu hình quả tròn ==> Chọn
đáp án B.
Câu 17 TSĐH: Giả sử một quần
thể cây đậu Hà Lan có tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ thứ nhất là 0,3 AA: 0,3Aa
:0,4 aa. Khi quần thể này tự thụ phấn liên tiếp thì ở thế hệ thứ 4, tính theo
lí thuyết tỉ lệ các kiểu gen là:
A.0,5500AA: 0,1500Aa: 0,3000 aa
B.0,2515AA: 0,1250Aa: 0,6235 aa
C.0,1450AA: 0,3545Aa: 0,5005 aa D.0,43125AA:
0,0375Aa: 0,53125 aa *
Nhận xét đề: Đề cho tự thụ liên tiếp từ thế hệ thứ nhất (F1) đến thế hệ
thứ tư (F1) nên n = 3 ta có tỉ lệ Aa = 0,3 / 23 = 0,0375 ==> chỉ có đáp án D
đúng.
Câu 30 TSĐH:
Trong một quần thể
thực vật lưỡng bội, lôcut 1 có 4 alen, lôcut 2 có 3 alen, locut 3 có 2 alen phân
li độc lập thì quá trình ngẫu phối sẽ tạo ra trong quần thể số loại kiểu gen
là:
A. 180 * B. 240 C. 90 D. 160
Nhận xét đề: Bài tập áp dụng qui tắc đếm: số kiểu gen của locut 1 là :
4(4+1) / 2 = 10; số kiểu gen của locut 2 là : 3(3+1) / 2 = 6 ; số kiểu gen của
locut 3 là : 2(2+1) / 2 = 3 . Số kiểu gen trong quần thể là : 10 x 6 x 3 = 180
==> Chọn đáp án A.
Câu 43 TSĐH:
Ở một số loài thực
vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1
toàn hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được các cây F2 có 245 cây hoa trắng và 315
cây hoa đỏ. Tính trạng màu sắc hoa di truyền theo qui luật:
A.Liên kết hòan tòan. B. Phân li độc lập.
C. Tương tác bổ sung* D Hoán vị gen.
Nhận xét đề: ( 245/ 315 = 7/9) F2 có tỉ lệ : 7 trắng : 9 đỏ ==> F1 dị
hợp 2 cặp AaBb ==> qui luật tương tác bổ sung ==> Chọn đáp án C
Câu 44:TSĐH
Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen
a qui định thân thấp;gen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định
hoa trắng . Lai cây thân cao hoa đỏ với cây thân thấp hoa trắng thu được F1
phân li theo tỉ lệ: 37,5% cây thân cao, hoa trắng: 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ:
12,5% cây thân cao, hoa đỏ: 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có đột
biến xảy ra. Kiểu gen của cây bố mẹ trong phép lai trên là:
A. Ab/aB x ab/ ab * B. AaBB x aabb C. AaBb x aabb D.AB/ab x ab/ab
Nhận xét đề: F1 có tỉ lệ : 3: 3 : 1: 1 nếu phân li độc lập phải có Aa x
Aa và Bb x bb hoặc Aa x aa và Bb x Bb ==> loại đáp án B và C. Tỉ lệ cao trắng
= thấp đỏ = 37,5% nên phải là liên kết đối ==> Chọn đáp án A.
Câu 53 TSĐH:
Khi lai 2 thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn
có tua cuốn với nhau đều được F1 toàn hạt trơn có tua cuốn . Sau đó cho F1 giao
phấn với nhau, cho rằng 2 cặp gen qui định 2 cặp tính trạng trên cùng nằm trên
một cặp NST tương đồng và liên kết hoàn toàn với nhau thì F2 có tỉ lệ phân li
kiểu hình là :
A.1 hạt trơn có tua cuốn : 1 hạt nhăn không có tua cuốn.
B.1 hạt trơn không có tua cuốn : 2 hạt trơn có tua cuốn: 1 hạt nhăn có
tua cuốn *
C.9 hạt trơn có tua cuốn : 3 hạt nhăn không có tua cuốn:3 hạt trơn có
tua cuốn: 1 hạt nhăn không có tua cuốn.
D.3 hạt trơn có tua cuốn : 1 hạt nhăn không có tua cuốn.
Nhận xét đề: Phép lai 2 cá thể dị hợp liên kết hoàn toàn cho tỉ lệ 3:1
nếu cả 2 cá thể đều liên kết đồng; cho tỉ lệ 1:2:1 nếu cả 2 cá thể đều liên kết
đối. Đề cho PTC hạt trơn- không tua x hạt nhăn – có tua mà F1 hạt trơn – có tua
nên là liên kết đối ==> Chọn đáp án B.
Câu 54 TSĐH:
Mỗi gen qui định một tính trạng các gen là trội hoàn toàn. Phép lai nào
sau đây cho thế hệ sau phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 1: 1: 1: 1
A.Aabb x aaBb* B. AaBb x aaBb
C. aaBb x AaBB D. aaBb x aaBb
Nhận xét đề: Thế hệ con có 4 kiểu hình bằng nhau ==> mỗi cá thể đời
P phải cho 2 loại giao tử bằng nhau ==> loại đáp án B. ==> mỗi cá thể đời
P cho loại giao tử ab để có kiểu gen aabb ==> loại đáp án C. Đáp án D không
có gen A nên không thể cho 4 loại kiểu hình. ==> Chọn đáp án A.
Câu 9 TSĐH 2010 (mã đề 615):
Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so
với alen a quy định hoa tím. Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào một
gen có 2 alen (B và b) nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác. Khi trong kiểu gen
có alen B thì hoa có màu, khi trong kiểu gen không có alen B thì hoa không có
màu (hoa trắng). Cho giao phấn giữa hai cây đều dị hợp về 2 cặp gen trên. Biết
không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời
con là
A. 9 cây hoa đỏ : 4 cây hoa tím : 3 cây hoa trắng B. 9 cây hoa đỏ : 3
cây hoa tím : 4 cây hoa trắng *
C. 12 cây hoa tím : 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng D. 12 cây hoa đỏ : 3
cây hoa tím : 1 cây hoa trắng
Nhận xét đề: Đề cho các gen phân li độc lập và thể đồng hợp lặn bb làm
cho hoa không có màu (quy luật tương tác át chế lặn) ==> Chọn đáp án B
Câu 10 TSĐH
2010 (mã đề 615):
Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định
quả vàng. Biết rằng các cây tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ
tinh bình thường. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây cà chua tứ bội có
kiểu gen AAaa và aaaa cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là
A. 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng* B. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng
C. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng D. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng
Nhận xét đề: Đây là phép lai phân tích, tỉ lệ kiểu hình lặn là 1/6
==> Chọn đáp án A
BÀI TẬP ÁP DỤNG
1.Bài tập về cấu
trúc và họat động của gen (tự sao, phiên mã, dịch mã)
Câu 1. Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được
112 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số
lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là:
A. 3.* B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 2. Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ.
Nếu chuyển những vi khuẩn E.coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào
vi khuẩn E.coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng
nhân hoàn toàn chứa N14 ?
A. 8 B. 32 C. 2 D. 30 *
Câu 3. Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ.
Nếu chuyển những vi khuẩn E.coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào
vi khuẩn E.coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng
nhân hoàn toàn chứa N15 ?
A. 8 B. 32 C. 2* D. 30
Câu 4. Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại ribônuclêôtit là ađênin, uraxin
và guanin. Nhóm các bộ ba nào sau đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã
phiên mã ra phân tử mARN nói trên?
A. ATX, TAG, GXA, GAA. B. TAG, GAA, ATA, ATG. *
C. AAG, GTT, TXX, XAA. D. AAA, XXA, TAA, TX
Câu 5. Trong tế bào 2n của người chứa lượng ADN bằng 6.109 đôi
nuclêôtit. Tế bào ở pha G1 chứa số nuclêôtit là
A. 6.109 đôi nuclêôtit * B. (6.2)109 đôi nuclêôtit
C. (6 .n .2) 109 đôi nuclêôtit D. 6.2n.109 đôi nuclêôtit
2.Bài tập về đột
biến gen
Câu 6. Một gen bị đột biến mất một số cặp nuclêôtit. Do đột biến số
liên kết hiđrô của gen bị giảm 21 liên kết.Số lượng từng loại nuclêôtit của gen
đã bị giảm do đột biến là:
A. A = T = 5; G = X = 4 B. A = T = 5; G = X = 3
C. A = T = 6; G = X = 3 * D. A = T = 2; G = X = 6
Câu 7. Ở một tế bào nhân sơ, gen A dài 5100 A0 , đột biến thành gen a,
khi gen a phiên mã và dịch mã thì phân tử prôtêin a ít hơn phân tử prôtêin A 33
axit amin. Giải thích nào sau đây là phù hợp nhất ?
A.Đột biến thêm hoặc mất cặp nuclêôtit B.Đột biến mất 11 cặp nuclêôtit
C.Đột biến xảy ra tại bộ ba mã kết thúc. D.Đột biến tạo ra mã kết thúc*
Câu 8. Một đoạn mạch gốc của gen sao mã ra mARN có trình tự các
nuclêotit như sau:
…….TGT GXA XGT AGX TTT……..
………2…...3…..4……5……6………
Đột biến xảy ra làm G của bộ ba thứ 5 ở mạch gốc bị thay bởi T sẽ làm
cho:
A. Trình tự axitamin từ vị trí mã thứ 5 trở đi sẽ thay đổi
B. Chỉ có axitamin ở vị trí mã thứ 5 là thay đổi
C. Quá trình tổng hợp prôtêin sẽ bắt đầu ở vị trí mã thứ 5
D.Quá trình dịch mã sẽ dừng lại ở vị trí mã bộ ba thứ 5 *
Câu 9. Một gen dài 0,357 μ có tỷ lệ A : G = 3 : 4. Gen đột biến có tỷ lệ
A : G = 0,7558 , chiều dài của gen đột biến không đổi thì đột biến và số cặp
nucleotit có liên quan là: (biết đột biến không xảy ra ở mã mở đầu và không tạo
nên mã kết thúc)
A. thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X B. thay 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X
C. thay 2 cặp G-X bằng 2 cặp A-T * D. Hoán đổi vị trí giữa 2 cặp A-T và
G-X.
Câu 10. Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A)
chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất 1 cặp A-T thành alen
d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi
trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là
A. A = T = 1800; G = X = 1200 B. A = T = 1199; G = X = 1800
C. A = T = 1799; G = X = 1200 * D. A = T = 899; G = X = 600
3. Bài tập về
nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể
Câu 11.Ở người, các loại giao tử được ký hiệu như sau:
I = 21+X , II = 22+X , III = 22 + XX , IV = 23+X, V = 21 + Y, VI = 22 +
YY, VII = 23 + Y
Sự kết hợp giữa các loại giao tử nào có thể tạo nên thể tam nhiễm kép?
A. II x III ; III x VII B. III x VII ; II x IV
C. IV x VI ; III x V D. III x VII ; IV x VI *
Câu 12.Trong một quần thể cà chua : gen B quy định quả đỏ, alen b quy định
quả vàng; người ta thấy có các kiểu gen (4n), (3n) và (2n) được ký hiệu như sau
:
I = BBBB ; II = BBBb ; III = BBbb ; IV = Bbbb; V = bbbb ; VI = BBb ;
VII = Bbb ; VIII= Bb Các cá thể đều tạo giao tử bình thường,hữu thụ: Cơ thể 4n
-> giao tử 2n ; 3n -> giao tử 2n và giao tử n ; 2n -> giao tử n. Phép
lai nào sau đây tạo được con lai gồm đầy đủ các cây 2n, 3n, 4n?
A. I x VII B. II x VI C. II x VIII D. VI x VII
Câu 13.Ở một loài sinh vật, bộ nhiễm sắc thể 2n được ký hiệu là AABb.
Quan sát một hợp tử người ta thấy ở cặp nhiễm sắc thể thứ nhất có 3 chiếc là
AAA.Cơ chế của hiện tượng trên là do:
A.Giao tử bất thường thụ tinh với giao tử bình thường.
B.Giao tử 2n thụ tinh với giao tử n nhiễm sắc thể.
C.Giao tử (n+1) thụ tinh với giao tử n nhiễm sắc thể.
D.Giao tử mang 2 NST A thụ tinh với giao tử mang1 NST A*
Câu 14. Ở một loài thực vật, A qui định thân cao, a : thân thấp; gen B
qui định hạt tròn, b:hạt dài ; gen D qui định hạt vàng, d : hạt trắng. Nếu xảy
ra hoán vị gen (tần số < 50%) thì phát biểu đúng với cá thể mang gen là :
A. tạo ra 8 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau B. tạo ra 4 loại giao tử với
tỉ lệ bằng nhau
C. tạo ra 8 loại giao tử với tỉ lệ không bằng nhau * D. tạo ra 4 loại
giao tử với tỉ lệ không bằng nhau
4. Bài tập về
nguyên phân, giảm phân, thụ tinh
Câu 15. Có 2 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến
hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có
thể tạo ra là:
A. 2. B. 6. C. 4.* D. 8.
Câu 16. Có 5 tế bào mầm sinh dục của một loài, sau một số lần nguyên
phân để tạo tế bào sinh giao tử.Môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương với
1240 NST đơn.Tất cả các tế bào này đều tham gia giảm phân tạo giao tử và môi
trường cung cấp thêm cho quá trình này 1280 NST đơn. Hỏi bộ NST 2n của loài.
A. 2n = 2. B. B.2n = 4. C. 2n = 8.* D. 2n = 16.
Câu 17. Một tế bào sinh dục sơ khai của gà (2n = 78 NST), sau một số đợt
nguyên phân liên tiếp được môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương với
19890 NST. Các tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh trứng và giảm phân
cho trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 25%, của tinh trùng là 3,125%. Mỗi
trứng thụ tinh với một tinh trùng tạo ra hợp tử lưỡng bội bình thường. Số lượng
hợp tử hình thành là:
A. 64 hợp tử * B.32 hợp tử C.16 hợp tử D.128 hợp tử
Câu 18. Ở vùng sinh sản của một loài sinh vật có 2n = 14, khi một tế
bào sinh dục sơ khai đực nguyên phân, số thoi vô sắc xuất hiện là 15. Số nhiễm
sắc thể trong các giao tử được tạo ra khi các tế bào này kết thúc phân bào ở
vùng chín là :
A. 3584 B. 448* C. 1792 D. 896
Câu 19. Một loài có 2n = 20. Tổng số NST kép tập hợp trên mặt phẳng
xích đạo và số NST đơn đang phân li về các cực của nhóm tế bào trên khi đang
nguyên phân là 640. Số NST đơn nhiều hơn số NST kép là 160. Số tế bào con tạo
ra khi các tế bào trên hoàn tất quá trình nguyên phân là:
A. 12 B. 22 C. 44 * D. 32
5. Bài tập tổng
hợp
Câu 20. Một sợi của phân tử ADN xoắn kép có tỉ lệ thì trên sợi bổ sung
tỉ lệ đó là:
A. 0,60 B.2,5 * C. 0,52 D. 0,40
Câu 21. Một sợi của phân tử ADN xoắn kép có tỉ lệ thì trên sợi bổ sung
tỉ lệ đó là:
A. 0,60 B.2,5 C. 0,52 D. 0.40*
Câu 22. Xét 1000 tế bào sinh tinh ở người có kiểu gen AB/ab đang giảm
phân. Giả sử các gen A và B có khoảng cách là 20cm trên bản đồ gen. Trên lý
thuyết, số tế bào sinh tinh có xảy ra hoán vị gen là:
A.400* B.200 C.1000. D.100
Câu 23. Ở ngô, giả thiết hạt phấn (n+1) không có khả năng thụ tinh,
noãn (n+1) vẫn thụ tinh bình thường. Gọi gen R quy định hạt đỏ, trội hoàn toàn
so với gen r quy định hạt trắng. Lai P: o RRr (2n+1) x o RRr (2n+1), tỉ lệ kiểu
hình ở F1 là
A. 17 đỏ: 1 trắng.* B. 5 đỏ: 1 trắng. C. 35 đỏ: 1 trắng. D. 11 đỏ: 1 trắng
Câu 24. Tế bào sinh dưỡng của một loài A có bộ NST 2n = 20 . Một cá thể
trong tế bào sinh dưỡng có tổng số NST là 19 và hàm lượng ADN không đổi. Tế bào
đó xảy ra hiện tượng
A. chuyển đoạn NST. B. lặp đoạn NST.
C. dung hợp hai NST với nhau.* D. mất NST.
6. Bài tập quy luật Mendel
Câu 25. Cho một cá thể có kiểu gen AABbccDdEe tự thụ phấn, tỉ lệ phân
li về kiểu hình ở F1 như thế nào? ( Biết : mỗi gen qui định một tính trạng, trội
lặn hoàn toàn và các gen phân li độc lập)
A. 9 : 3 :3 :1 B. 27: 9: 9: 9: 3: 3: 3: 1 *
C. 1: 1: 1: 1: 2: 2: 2: 2: 4 D. 3 : 3: 1 : 1
Câu 26. Xét 2 gen phân li độc lập trên NST thường, một gen gồm 3 alen
và một gen gồm 4alen. Trong quần thể có bao nhiêu kiểu gen về 2 gen này ?
A. 15 B. 6 C. 12 D. 60 *
Câu 27. Ở cà chua, A: quả đỏ, a : quả vàng; B quả tròn, b : quả bầu dục.
Lai 2 giống cà chua quả đỏ, bầu dục với quả vàng, tròn được F1 quả đỏ, tròn. F1
tự thụ phấn được F2 có 2036 cây, trong đó có 1145 cây quả đỏ tròn. Các tính trạng
trên di truyền theo qui luật nào ?
A. tương tác gen không alen B. liên kết gen hoàn toàn
C. phân li độc lập* D. liên kết gen không hoàn toàn
Câu 28. Phép lai P : AaBBDd x AaBbDd có thể tạo ra bao nhiêu kiểu gen đồng
hợp về tất cả các gen ở thế hệ F1?
A. 4 * B. 1 C. 2 D. 8
Câu 29. Ở người, A quy định mắt đen, a: mắt xanh, B: tóc quăn, b: tóc
thẳng. Liên quan đến nhóm máu có 4 kiểu hình, trong đó nhóm máu A do gen IA quy
định, nhóm máu B do gen IB quy định, nhóm O tương ứng với kiểu gen IOIO, nhóm
máu AB tương ứng với kiểu gen IAIB. Biết rằng IA và IB là trội hoàn toàn so với
IO, các cặp gen quy định các tính trạng trên nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường
đồng dạng khác nhau.Con của bố mẹ nào có kiểu gen dưới đây sẽ không có kiểu
hình:mắt xanh, tóc thẳng, nhóm máu O
A.bố AaBbIAIO, mẹ AabbIAIO B.bố AaBbIAIB, mẹ aabbIBIO *
C.bố aaBbIAIO, mẹ AaBbIBIO D.bố AaBbIBIO, mẹ AaBbIOIO
7. Bài tập quy
luật liên kết và hoán vị gen
Câu 30. Hai gen qui định 2 tính trạng khác nhau nằm trên cùng 1 NST
cách nhau 20cM. Cho cá thể dị hợp tử hai cặp gen lai phân tích trong trường hợp
hoán vị gen tỉ lệ kiểu hình ở Fa là :
A. 3:3:1:1 B. 4:4:1:1* C. 3: 3: 2: 2 D. 1:1:1:1
Câu 31. Nếu xảy ra hoán vị gen với tần số 18% thì với kiểu gen có thể
cho giao tử với tỉ lệ nào sau đây?
A. AD B = AD b = aD B= ad b = 20,5% B. Ad B = aD b = Ad B= aD b = 9%
C. AD B = AD b = ad B= ad b = 20,5% * D. Ad B = Ad b = ad B= ad b =
4,5%
Câu 32. Quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen ABD / Abd, tần số
hoán vị 20% đã không xảy ra đột biến, tỉ lệ giao tử Abd là:
A. 40% * B. 20% C. 15% D. 10%.
Câu 33. Ở cà chua alen A quy định thân cao; a: thân thấp; B: quả tròn;
b: quả bầu dục. Hai cặp alen này liên kết. Cho lai hai thứ cà chua thuần chủng
được F1 toàn cà chua thân cao, quả tròn.
Cho F1 giao phấn ở F2 thu đựơc: 510 thân cao, quả tròn; 241thân cao, quả
bầu dục; 239 thân thấp,quả tròn; 10 thân thấp, quả bầu dục. Xác định kiểu gen của
cà chua F1 và tần số hoán vị gen?
A. , TSHV 40% B. , TSHV 20%* C. ; TSHV: 20% D. , TSHV 40%
Câu 34. Ở cà chua gen A quy định thân cao, a: thân thấp, B: quả tròn,
b: bầu dục, các gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng, cho lai 1 cây dị hợp
về cả 2 cặp gen với 1 cây thân thấp quả tròn; FB thu được: 310 cây thân cao quả
tròn :190 cây thân cao quả bầu dục: 440 cây thân thấp quảtròn:60 cây thân thấp
quả bầu dục. Tần số hoán vị giữa 2 gen nói trên là:
A.6% B. 12% C. 24% * D. 36%
8. Bài tập quy luật tương tác gen và gen đa hiệu
Câu 35. Ở một loài đậu, kiểu gen A-B- qui định màu hoa đỏ, các kiểu gen
khác và aabb cho hoa màu trắng. Lai giữa hai cây đậu thuần chủng hoa trắng với
nhau được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 lai với một loại đậu khác ở F2 thu được kết quả
200 cây hoa trắng và 120 cây hoa đỏ. Nếu cho F1
giao phấn thì ở kết quả lai sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính:
A. 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng B. 15 hoa trắng : 1 hoa đỏ
C. 15 hoa đỏ :1 hoa trắng D. 9 hoa trắng: 7 hoa đỏ
Câu 36. Ở một loài thực vật, lai 2 dòng cây hoa trắng thuần chủng với
nhau, F1 thu được toàn cây hoa trắng. Cho F1 lai phân tích thu được thế hệ con
133 cây hoa trắng: 45 cây hoa đỏ . Cho biết không có đột biến xảy ra, có thể
xác định tính trạng màu sắc của hoa di truyền theo qui luật:
A. tương tác át chế * B. tương tác cộng gộp
C. liên kết gen D. tương tác bổ sung
Câu 37. Ở một loài thực vật cho cây F1 thân cao lai với cây thân thấp
được F2 phân li theo tỉ lệ 3 cây thân thấp;5 cây thân cao. Sơ đồ lai của F1 là:
A. AaBb x aabb B.AaBb x Aabb * C.AaBb x AaBB D.AaBb x AABb
Câu 38. Ở ngô,chiều cao do 3 cặp gen phân ly độc lập tác động cộng gộp
(A1,a1,A2,a2,A3,a3),cứ mỗi gen trội khi có mặt trong kiểu gen sẽ làm cho cây thấp
đi 20 cm,cây cao nhất cao 210cm.. Ở F2 khi cho các cây thế hệ lai nói trên giao
phấn tỷ lệ số cây có chiều cao 170 cm là:
A.15/64* B.3/32 C.3/8 D.3/4
Câu 39. Cho cá thể dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn trong trường hợp các
gen phân li độc lập,tương tác bổ trợ Kết quả thu được có thể là:
A.9 kiểu gen, 4 kiểu hình * B.16 kiểu gen, 9 kiểu hình.
C.6 kiểu gen, 4 kiểu hình. D.9 kiểu gen, 9 kiểu hình.
9. Bài tập quy luật di truyền giới tính và liên kết với giới tính
Câu 40. Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do một gen gồm 2 alen quy định.
Cho (P) ruồi giấm đực mắt trắng giao phối với ruồi giấm cái mắt đỏ, thu được F1
gồm toàn ruồi giấm mắt đỏ. Cho các ruồi giấm ở thế hệ F1 giao phối tự do với
nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình : 3 con mắt đỏ : 1 con mắt trắng, trong đó
ruồi giấm mắt trắng toàn ruồi đực. Cho ruồi giấm cái mắt đỏ có kiểu gen dị hợp ở
F2 giao phối với ruồi giấm đực mắt đỏ thu được F3. Biết rằng không có đột biến
mới xảy ra, theo
lí thuyết trong tổng số ruồi giấm thu được ở F3, ruồi giấm đực mắt đỏ
chiếm tỉ lệ
A. 50% B. 75% C. 25%* D. 100%
Câu 41. Ở chim P thuần chủng lông dài xoăn lai với lông ngắn thẳng, đời
F1 thu được toàn lông dài xoăn. Cho chim trống F1 lai với chim mái chưa biết KG
đời F2 xuất hiện 20 chim lông ngắn,thẳng: 5 chim lông dài,thẳng: 5 chim lông ngắn,xoăn.
Tất cả chim trống của F2 đều có chim lông dài,xoăn. Biết một gen quy định một
tính trạng và không có tổ hợp chết. Tìm kiểu gen của chim mái lai với F1, tần số
HVG của chim F1 lần lượt là:
A. XABY, tần số 20% * B. XABXab , tần số 5%
C. XabY , tần số 25% D. AaXBY ,tần số 10%
Câu 42. Lai ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ, cánh bình thường với ruồi giấm
mắt trắng, cánh xẻ, F1 thu được đồng loạt ruồi mắt đỏ, cánh bình thường. Cho ruồi
F1 giao phối với nhau thu được tỷ lệ kiểu hình như sau: 75% ruồi mắt đỏ, cánh
bình thường : 25% ruồi mắt trắng, cánh xẻ (tất cả ruồi mắt trắng, cánh xẻ là ruồi
đực). Trong đó: Gen A: mắt đỏ, a: mắt trắng; Gen B: bình thường, b: cánh xẻ. Kiểu
gen của bố mẹ P là:
A. P: aaXbXb x AAXBY B. P: XaaXaa x XAB Y
C. P: AAXBXB x aaXbY D. P: XABXAB x XabY *
Câu 44. Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với
alen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen
b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường.
Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen
quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên
Y. Phép lai: AB/ab XDXd × AB/ab XDY cho F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt
đỏ chiếm tỉ lệ 15%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi đực F1 có kiểu hình thân đen,
cánh cụt, mắt đỏ là
A. 5%* B. 7,5% C. 15% D. 2,5%
Câu 45. Bệnh mù màu ở người do một đột biến gen lặn a trên NST X không
có alen trên Y qui định. Một cặp vợ chồng bình thường nhưng có mang gen bệnh
thì xác suất để sinh 2 con trai bình thường và 1 con gái bị mù màu là:
A.1,5625% B.3,125% C.0,78125% D. 0 %
10. Bài tập quy luật di truyền ngoài nhân
Câu 46. Nhận xét nào dưới đây là không đúng trong trường hợp di truyền
qua tế bào chất
A.Lai thuận nghịch cho kết quả khác nhau
B.Tính trạng luôn luôn được di truyền qua dòng mẹ
C.Tính trạng được biểu hiện đồng loạt qua thế hệ lai
D.Tính trạng biểu hiện đồng loạt ở cơ thể cái của thế hệ lai *
Câu 47. Tại sao trong di truyền qua tế bào chất tính trạng luôn luôn được
di truyền theo dòng mẹ và cho kết quả khác nhau trong lai thụân nghịch?
A.Do gen chi phối tính trạng di truyền kết hợp với nhiễm sắc thể (NST)
giới tính X
B.Do gen chi phối tính trạng di truyền kết hợp với nhiễm sắc thể (NST)
giới tính Y
C.Do hợp tử nhận tế bào chất có mang gen ngoài nhân chủ yếu từ mẹ *
D.Do hợp tử nhận vật chất di truyền chủ yếu từ mẹ
Câu 48. Sự khác nhau cơ bản trong đặc điểm di truyền qua tế bào chất và
di truyền qua nhân thể hiện ở đặc điểm nào ?
A.Di truyền qua tế bào chất không phân tính như các tỉ lệ đặc thù như
gen trong nhân và luôn luôn di truyền theo dòng mẹ.*
B.Di truyền qua tế bào chất cho kết quả khác nhau trong lai thuận nghịch,
gen trong nhân luôn cho kết quả khác nhau trong lai thuận nghịch
C.Di truyền qua tế bào chất cho hiện tượng phân tính theo giới tính còn
gen trong nhân luôn luôn cho kết quả giống nhau ở cả hai giới
D.Trong di truyền qua tế bào chất vai trò chủ yếu thuộc về cơ thể mẹ
còn gen trong nhân vai trò chủ yếu thuộc về cơ thể bố
Câu 49. Sự khác nhau cơ bản trong đặc điểm di truyền qua tế bào chất và
di truyền liên kếtvới giới tính gen trên nhiễm sắc thể X thể hiện ở điểm nào ?
A.Di truyền qua tế bào chất không cho kết quả khác nhau trong lai thuận
nghịch, gen trên NST giới tính cho kết quả khác nhau trong lai thuận nghịch
B.Di truyền qua tế bào chất không phân tính theo các tỉ lệ đặc thù như
trường hợp gen trên NST giới tính và luôn luôn di truyền theo dòng mẹ*
C.Trong di truyền qua tế bào chất tính trạng biểu hiện chủ yếu ở cơ thể
cái XX còn gen trên NST giới tính biểu hiện chủ yếu ở cơ thể đực XY
D.Trong di truyền qua tế bào chất vai trò chủ yếu thuộc về cơ thể mẹ
còn gen trên NST giới tính vai trò chủ yếu thuộc về cơ thể bố.
Câu 50. Làm thế nào để phân biệt đột bíên gen trên ADN của lục lạp ở thực
vật làm lục lạp mất khả năng tổng hợp diệp lục làm xuất hiện màu trắng với đột
biến của gen trên ADN trong nhân gây bệnh bạch tạng của cây
A.Trường hợp đột biến ngoài nhân sẽ gây hiện tượng lá có đốm xanh đốm
trắng, đột biến trong nhân sẽ làm toàn thân có màu trắng *
B.Trường hợp đột biến ngoài nhân gen đột biến sẽ không di truyền, đột
biến trong nhân gen đột biến có thể di truyền được cho thế hệ tế bào sau
C.Trường hợp đột biến ngoài nhân gen đột biến sẽ di truyền, đột biến
trong nhân gen đột biến không di truyền được cho thế hệ tế bào sau
D.Không thể phân biệt được
11. Bài tập di
truyền quần thể
Câu 51. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau.
Trong một quần thể ngẫu phối đang cân bằng về di truyền, alen A có tần số 0,3
và alen B có tần số 0,6. Kiểu gen Aabb chiếm tỉ lệ
A. 0,36. B. 0,1512. C. 0,0336. D. 0,0672.*
Câu 52. Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường,
alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ
trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ
chồng có da bình thường, xác suất sinh con bị bạch tạng của họ là
A. 0,25% B. 0,0125% C. 0,025% D. 0,0025%*
Câu 53. Xác suất xuất hiện gen lặn trong quần thể người là 2%. Nếu quần
thể cân bằng di truyền thì tỉ lệ biểu hiện thể bạch tạng ở quần thể này là :
A. 0,004 B. 0,0004 * C. 0,04 D. 0,02
Câu 54. Mắt nâu (A), mắt xanh (a) trên NST thường. Trong một quần thể
cân bằng di truyền,gen a chiếm 40% Tính xác xuất một cặp vợ chồng mắt nâu sinh
3 người con có 2 người con trai mắt nâu và 1 người con gái mắt xanh
A 12 % B. 0,43% C. 0,32% D. 0,57% *
Câu 55. Bệnh mù màu do 1 gen lặn trên X. Trong một quần thể người, tần
số nam bị mù màu = 0,08. Tỷ lệ nữ không mắc bệnh có thể truyền gen bệnh cho con
trai là bao nhiêu?
A 14,72 % * B. 64% C. 0,32% D. 7,36%
Trần Ngọc Danh
1 nhận xét:
thay huong dan em cach lam cau 2 va3 pan bt ap dung voi
Đăng nhận xét