Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu bộ câu hỏi trắc nghiệm online phần liên kết - hoán vị gen
Liên kết - Hoán vị gen » Quiz Maker
Câu 1:
Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao, gen a qui định thân thấp; gen B
qui định quả tròn, gen b qui định quả dài; các cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp
nhiễm sắc thể thường. Lai phân tích cây thân cao, quả tròn thu được F1 : 35%
cây thân cao, quả dài; 35% cây thân thấp, quả tròn; 15% cây thân cao, quả tròn;
15% cây thân thấp, quả dài. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của P là
A. (Ab/aB),
30%.
B. (Ab/aB),
15%.
C. (AB/ab),
15%.
D.
(AB/ab), 30%.
(Cao đẳng – 2007)
Câu 2:
Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định
thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả
dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp tử về 2 cặp
gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ:
310 cây thân cao, quả tròn : 190 cây thân cao, quả dài : 440 cây thân thấp, quả
tròn : 60 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Tần số
hoán vị giữa hai gen nói trên là
A. 6%.
B. 36%.
C. 12%.
D.
24%.
(Đại học – 2008)
Câu 3:
Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, quả
hình cầu trội hoàn toàn so với quả hình lê. Các gen quy định chiều cao và hình
dạng quả cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể và cách nhau 20 centimoocgan (cM). Cho
cây thuần chủng thân cao, quả hình cầu lai với cây thân thấp, quả hình lê, F1
thu được 100% thân cao, quả hình cầu. Cho cây F1 lai với cây thân thấp, quả
hình lê, F2 thu được 4 loại kiểu hình, trong đó cây cao, quả hình lê chiếm tỉ lệ
là
A. 40%.
B. 25%.
C. 10%.
D.
50%.
(Cao đẳng – 2009)
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây là không đúng về hiện tượng liên kết gen?
A. Liên
kết gen (liên kết hoàn toàn) làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
B. Liên
kết gen (liên kết hoàn toàn) hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
C. Số
lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ
nhiễm sắc thể đơn bội của loài đó.
D.
Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen
liên kết.
(Cao đẳng – 2009)
Câu 5:
Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, khoảng
cách tương đối giữa 2 gen trên nhiễm sắc thể là 12 centimoocgan (cM). Phép lai
nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 1 : 1?
A. Ab/aB x ab/ab
B AB/ab x Ab/Ab
C. Ab/aB
x aB/ab
D. AB/ab
x AB/aB
(Cao đẳng – 2009)
Câu 6:
Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B
quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu vàng; gen D quy định quả tròn,
alen d quy định quả dài. Biết rằng các gen trội là trội hoàn toàn. Cho giao phấn
cây thân cao, quả màu đỏ, tròn với cây thân thấp, quả màu vàng, dài thu được F1
gồm 81 cây thân cao, quả màu đỏ, dài; 80 cây thân cao, quả màu vàng, dài; 79
cây thân thấp, quả màu đỏ, tròn; 80 cây thân thấp, quả màu vàng, tròn. Trong
trường hợp không xảy ra hoán vị gen, sơ đồ lai nào dưới đây cho kết quả phù hợp
với phép lai trên?
(Đại học – 2009)
Câu 7:
Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định
thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh
cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Gen D quy định
mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt
nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai: XDXd
× XDY cho F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ
15%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi đực F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt
đỏ là
A. 2,5%.
B. 5%.
C. 15%.
D.
7,5%.
(Đại học – 2009)
Câu 8:
Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các
gen là: AB = l,5 cM, BC = 16,5 cM, BD = 3,5 cM, CD = 20 cM, AC = 18 cM. Trật tự
đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là
A. CABD.
B. DABC.
C. ABCD.
D.
BACD.
(Đại học – 2009)
Câu 9:
Ở một loài thực vật, gen quy định hạt dài trội hoàn toàn so với alen quy định hạt
tròn; gen quy định hạt chín sớm trội hoàn toàn so với alen quy định hạt chín muộn.
Cho các cây có kiểu gen giống nhau và dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn, ở đời
con thu được 4000 cây, trong đó có 160 cây có kiểu hình hạt tròn, chín muộn. Biết
rằng không có đột biến xảy ra, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái xảy
ra hoán vị gen với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, số cây có kiểu hình hạt
dài, chín sớm ở đời con là
A. 2160.
B. 2000.
C. 3840.
D.
840.
(Cao đẳng – 2010)
Câu 10:
Biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Trong trường
hợp không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có
nhiều loại kiểu hình nhất?
(Cao đẳng – 2010)
Câu 11:
Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do một gen gồm 2 alen quy định. Cho (P) ruồi giấm
đực mắt trắng giao phối với ruồi giấm cái mắt đỏ, thu được F1 gồm toàn ruồi giấm
mắt đỏ. Cho các ruồi giấm ở thế hệ F1 giao phối tự do với nhau thu được F2 có tỉ
lệ kiểu hình: 3 con mắt đỏ : 1 con mắt trắng, trong đó ruồi giấm mắt trắng toàn
ruồi đực. Cho ruồi giấm cái mắt đỏ có kiểu gen dị hợp ở F2 giao phối với ruồi
giấm đực mắt đỏ thu được F3. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra, theo lí
thuyết, trong tổng số ruồi giấm thu được ở F3, ruồi giấm đực mắt đỏ chiếm tỉ lệ
A. 75%.
B. 50%.
C. 25%.
D.
100%.
(Cao đẳng – 2010)
Câu 12:
Ở ruồi giấm, gen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen b quy định thân
đen; gen V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen v quy định cánh cụt.
Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và cách nhau 17 cM.
Lai hai cá thể ruồi giấm thuần chủng (P) thân xám, cánh cụt với thân đen, cánh
dài thu được F1. Cho các ruồi giấm F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau. Tính theo
lí thuyết, ruồi giấm có kiểu hình thân xám, cánh dài ở F2 chiếm tỉ lệ
A. 64,37%.
B. 41,5%.
C. 56,25%.
D.
50%.
(Cao đẳng – 2010)
Câu 13:
Một cá thể có kiểu gen AB/ab.DE/DE, biết khoảng cách giữa gen A và gen B là 40 cM.
Các tế bào sinh tinh của cá thể trên giảm phân bình thường hình thành giao tử,
theo lí thuyết, trong số các loại giao tử được tạo ra, loại giao tử ab DE chiếm
tỉ lệ
A. 15%.
B. 40%.
C. 30%.
D.
20%.
(Cao đẳng – 2010)
Câu 14:
Trong trường hợp không có đột biến xảy ra, phép lai nào sau đây có thể cho đời
con có nhiều loại kiểu gen nhất?
(Đại học – 2010)
Câu 15:
Lai hai cá thể đều dị hợp về 2 cặp gen (Aa và Bb). Trong tổng số các cá thể thu
được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm tỉ
lệ 4%. Biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và không
có đột biến xảy ra. Kết luận nào sau đây về kết quả của phép lai trên là không
đúng?
A. Hoán
vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 16%.
B. Hoán
vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 40%.
C. Hoán
vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%.
D.
Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 16%.
(Đại học – 2010)
Câu 16:
Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen đã xảy
ra hoán vị giữa alen A và a. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí
thuyết, số loại giao tử và tỉ lệ từng loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm
phân của tế bào trên là
A. 2
loại với tỉ lệ 1 : 1.
B. 4
loại với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
C. 2
loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.
D.
4 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.
(Đại học – 2010)
Câu 17:
Cho một cây lưỡng bội (I) lần lượt giao phấn với 2 cây lưỡng bội khác cùng
loài, thu được kết quả sau:
-
Với cây thứ nhất, đời con gồm: 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả
bầu dục; 150 cây thân cao, quả bầu dục; 30 cây thân thấp, quả tròn.
-
Với cây thứ hai, đời con gồm: 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả
bầu dục; 30 cây thân cao, quả bầu dục; 150 cây thân thấp, quả tròn.
Cho
biết: Tính trạng chiều cao cây được quy định bởi một gen có hai alen (A và a),
tính trạng hình dạng quả được quy định bởi một gen có hai alen (B và b), các cặp
gen này đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và không có đột biến xảy ra. Kiểu gen
của cây lưỡng bội (I) là
A. Ab/aB
B. AB/ab
C. aB/ab
D. Ab/ab
(Đại học – 2010)
Câu 18:
Giả sử một tế bào sinh tinh có kiểu gen Ab/aBDd giảm phân bình thường và có
hoán vị gen giữa alen B và b. Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ tế
bào này là
A. ABD;
ABd; abD; abd hoặc AbD; Abd; aBd; aBD.
B. ABD;
AbD; aBd; abd hoặc ABd; Abd; aBD; abD.
C. ABD;
abd hoặc ABd; abD hoặc AbD; aBd.
D.
abD; abd hoặc ABd; ABD hoặc AbD; aBd.
(Cao đẳng – 2011)
Câu 19:
Cơ thể có kiểu gen AaBbDE/de giảm phân tạo ra 16 loại giao tử, trong đó loại giao tử
AbDe chiếm tỉ lệ 4,5%. Biết rằng không có đột biến, tần số hoán vị gen là
A. 24%.
B. 40%.
C. 18%.
D.
36%.
(Cao đẳng – 2011)
Câu 20:
Cho biết không có đột biến, hoán vị gen giữa alen B và b ở cả bố và mẹ đều có tần
số 20%. Tính theo lí thuyết, phép lai AB/ab x Ab/aB cho đời con có kiểu
gen Ab/Ab chiếm tỉ lệ
A. 10%.
B. 16%.
C. 4%.
D.
40%.
(Cao đẳng – 2011)
Câu 21:
Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen AaBbXeDXEd
đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và
d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại
giao tử abXde được tạo ra từ
cơ thể này là
A. 2,5%.
B. 5,0%.
C. 10,0%.
D.
7,5%
(Đại học – 2011)
Câu 22:
Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc
lập cùng quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B
cho quả dẹt, khi chỉ có một trong hai alen trội cho quả tròn và khi không có
alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định,
alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây
quả dẹt, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6
cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây quả tròn, hoa đỏ : 3 cây quả dẹt, hoa trắng : 1 cây
quả tròn, hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến,
kiểu gen nào của (P) sau đây phù hợp với kết quả trên?
(Đại học – 2011)
Câu 23:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy
định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định
hoa trắng; alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả
dài. Cho cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 301
cây thân cao, hoa đỏ, quả dài; 99 cây thân cao, hoa trắng, quả dài; 600 cây
thân cao, hoa đỏ, quả tròn; 199 cây thân cao, hoa trắng, quả tròn; 301 cây thân
thấp, hoa đỏ, quả tròn; 100 cây thân thấp, hoa trắng, quả tròn. Biết rằng không
xảy ra đột biến, kiểu gen của (P) là
(Đại học – 2011)
Câu 24:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy
định thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả
vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả đỏ (P), trong tổng
số các cây thu được ở F1, số cây có kiểu hình thân thấp, quả vàng chiếm tỉ lệ
1%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân
cao, quả đỏ có kiểu gen đồng hợp tử về cả hai cặp gen nói trên ở F1 là
A. 1%.
B. 66%.
C. 59%.
D.
51%.
(Đại học – 2011)
Câu 25:
Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép
lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1?
(Đại học – 2011)
Câu 26:
Trong quần thể của một loài thú, xét hai lôcut: lôcut một có 3 alen là A1, A và
A 2 3; lôcut hai có 2 alen là B và b. Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không tương
đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và các alen của hai lôcut này liên kết không
hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối
đa về hai lôcut trên trong quần thể này là
A. 18.
B. 36.
C. 30.
D.
27
(Đại học – 2011)
Câu 27:
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định
thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt.
Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường.
Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên
đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái
thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng
số các ruồi thu được ở F1, ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt
trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ
lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 là
A. 7,5%.
B. 45,0%.
C. 30,0%.
D.
60,0%.
(Đại học – 2011)
Câu 28:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy
định thân thấp; alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định
hoa trắng; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn với alen d quy định quả vàng;
alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Tính
theo lí thuyết, phép lai
trong trường hợp giảm phân bình thường, quá
trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen giữa các alen
B và b với tần số 20%, giữa các alen E và
e có tần số 40%, cho F1 có kiểu
hình thân cao, hoa tím, quả đỏ, tròn chiếm tỉ lệ:

A.38,94%
B.18,75%
C. 56,25
%
(Đại học – 2011)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét