Câu 1:
Trình tự các khâu của kỹ thuật cấy gen là
A. cắt
và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmít ở những điểm xác định, tạo ADN tái tổ
hợp - chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận - tách ADN của tế bào cho và
plasmit ra khỏi tế bào.
B. tách
ADN của tế bào cho và plasmit ra khỏi tế bào - cắt và nối ADN của tế bào cho và
ADN plasmít ở những điểm xác định, tạo ADN tái tổ hợp - chuyển ADN tái tổ hợp
vào tế bào nhận.
C. cắt
và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmít ở những điểm xác định, tạo ADN tái tổ
hợp - tách ADN của tế bào cho và plasmit ra khỏi tế bào - chuyển ADN tái tổ hợp
vào tế bào nhận.
D.
chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận - tách ADN của tế bào cho và plasmit ra
khỏi tế bào - cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmít ở những điểm xác định,
tạo ADN tái tổ hợp.
(Cao đẳng – 2007)
Câu 2:
Trong kỹ thuật cấy gen, việc ghép (nối) đoạn ADN của tế bào cho vào ADN plasmit
nhờ enzim
A. ADN
ligaza.
B. ADN
restrictaza.
C. ARN
pôlimeraza
D.
ADN pôlimeraza.
(Cao đẳng – 2007)
Câu 3:
Enzim cắt (restrictaza) được dùng trong kĩ thuật di truyền vì nó có khả
năng
A. phân
loại được các gen cần chuyển.
B. đánh
dấu được thể truyền để dễ nhận biết trong quá trình chuyển gen.
C. nối
gen cần chuyển vào thể truyền để tạo ADN tái tổ hợp.
D.
nhận biết và cắt đứt ADN ở những điểm xác định.
(Cao đẳng – 2007)
Câu 4:
ADN tái tổ hợp trong kỹ thuật cấy gen là
A. ADN
plasmit tổ hợp với ADN của sinh vật khác.
B. ADN
của thể truyền đã ghép (nối) với gen cần lấy của sinh vật khác.
C. ADN
của sinh vật này tổ hợp với ADN của sinh vật khác.
D.
ADN thể ăn khuẩn tổ hợp với ADN của sinh vật khác.
(Cao đẳng – 2007)
Câu 5:
Kỹ thuật cấy gen hiện nay thường không sử dụng để tạo
A. thể
đa bội.
B. hoocmôn
insulin.
C. chất
kháng sinh.
D.
hoocmôn sinh trưởng.
(Đại học – 2007)
Câu 6:
Trong kỹ thuật cấy gen với mục đích sản xuất các chế phẩm sinh học trên quy mô
công nghiệp, tế bào nhận được dùng phổ biến là vi khuẩn E. coli vì
A. E.
coli không mẫn cảm với thuốc kháng sinh.
B. E.
coli có tần số phát sinh đột biến gây hại cao.
C. môi
trường dinh dưỡng nuôi E. coli rất phức tạp.
D.
E. coli có tốc độ sinh sản nhanh.
(Đại học – 2007)
Câu 7:
Những loại enzim nào sau đây được sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp?
A. Amilaza
và ligaza.
B. ARN-pôlimeraza
và peptidaza.
C. Restrictaza
và ligaza.
D.
ADN-pôlimeraza và amilaza.
(Đại học – 2007)
Câu 8:
Thao tác nào sau đây thuộc một trong các khâu của kỹ thuật cấy gen?
A. Cắt
và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái
tổ hợp.
B. Dùng
các hoocmôn phù hợp để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai.
C. Cho
vào môi trường nuôi dưỡng các virut Xenđê đã bị làm giảm hoạt tính để tăng tỉ lệ
kết thành tế bào lai.
D.
Cho vào môi trường nuôi dưỡng keo hữu cơ pôliêtilen glycol để tăng tỉ lệ kết
thành tế bào lai.
(Cao đẳng – 2008)
Câu 9:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về plasmit?
A. Plasmit
tồn tại trong nhân tế bào.
B. Plasmit
là một phân tử ARN.
C. Plasmit
không có khả năng tự nhân đôi.
D.
Plasmit thường được sử dụng để chuyển gen của tế bào cho vào tế bào nhận trong
kỹ thuật cấy gen.
(Cao đẳng – 2008)
Câu 10:
Trong chọn giống vật nuôi, người ta thường không tiến hành
A. lai
khác giống.
B. gây
đột biến nhân tạo.
C. tạo
các giống thuần chủng.
D.
lai kinh tế.
(Cao đẳng – 2008)
Câu 11:
Thể truyền thường được sử dụng trong kỹ thuật cấy gen là
A. động
vật nguyên sinh.
B. vi
khuẩn E.Coli.
C. plasmit
hoặc thể thực khuẩn.
D.
nấm đơn bào.
(Cao đẳng – 2008)
Câu 12:
Plasmit sử dụng trong kĩ thuật di truyền
A. là
vật chất di truyền chủ yếu trong tế bào nhân sơ và trong tế bào thực vật.
B. là
phân tử ARN mạch kép, dạng vòng.
C. là
phân tử ADN mạch thẳng.
D.
có khả năng nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể của tế bào vi khuẩn.
(Đại học – 2008)
Câu 13:
Cho các thành tựu:
(1)
Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người.
(2)
Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình
thường.
(3)
Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá
cảnh Petunia.
(4)
Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.
Những
thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền là:
A. (3),
(4).
B. (1),
(2).
C. (1),
(3).
D.
(1), (4).
(Đại học – 2008)
Câu 14:
ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin tạo ra bằng kĩ thuật di truyền được đưa
vào trong tế bào E. coli nhằm
A. ức
chế hoạt động hệ gen của tế bào E. coli.
B. làm
bất hoạt các enzim cần cho sự nhân đôi ADN của E. coli.
C. làm
cho ADN tái tổ hợp kết hợp với ADN vi khuẩn.
D.
tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
(Đại học – 2008)
Câu 15:
Trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmit cần phải mang
gen đánh dấu
A. để
chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào được dễ dàng.
B. vì
plasmit phải có các gen này để có thể nhận ADN ngoại lai.
C. để
giúp cho enzim restrictaza cắt đúng vị trí trên plasmit.
D.
để dễ dàng phát hiện ra các tế bào vi khuẩn đã tiếp nhận ADN tái tổ hợp.
(Cao đẳng – 2009)
Câu 16:
Người ta dùng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng thuốc kháng sinh
tetraxiclin vào vi khuẩn E. coli không mang gen kháng thuốc kháng sinh. Để xác
định đúng dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn, người ta đem nuôi các
dòng vi khuẩn này trong một môi trường có nồng độ tetraxiclin thích hợp. Dòng
vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn sẽ
A. tồn
tại một thời gian nhưng không sinh trưởng và phát triển.
B. sinh
trưởng và phát triển bình thường khi thêm vào môi trường một loại thuốc kháng
sinh khác.
C. sinh
trưởng và phát triển bình thường.
D.
bị tiêu diệt hoàn toàn.
(Đại học – 2009)
Câu 17:
Để tạo ra động vật chuyển gen, người ta đã tiến hành
A. đưa
gen cần chuyển vào cá thể cái bằng phương pháp vi tiêm (tiêm gen) và tạo điều
kiện cho gen được biểu hiện.
B. đưa
gen cần chuyển vào cơ thể con vật mới được sinh ra và tạo điều kiện cho gen đó
được biểu hiện.
C. đưa
gen cần chuyển vào phôi ở giai đoạn phát triển muộn để tạo ra con mang gen cần
chuyển và tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện.
D.
lấy trứng của con cái rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó đưa gen vào hợp
tử (ở giai đoạn nhân non), cho hợp tử phát triển thành phôi rồi cấy phôi đã
chuyển gen vào tử cung con cái.
(Đại học – 2009)
Câu 18:
Cho các biện pháp sau:
(1)
Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen.
(2)
Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
(3)
Gây đột biến đa bội ở cây trồng.
(4)
Cấy truyền phôi ở động vật.
Người
ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp
A. (2)
và (4).
B. (1)
và (3).
C. (1)
và (2).
D.
(3) và (4).
(Cao đẳng – 2010)
Câu 19:
Cho một số thao tác cơ bản trong quy trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có
khả năng tổng hợp insulin của người như sau:
(1)
Tách plasmit từ tế bào vi khuẩn và tách gen mã hoá insulin từ tế bào người.
(2)
Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp mang gen mã hoá insulin của người.
(3)
Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hoá insulin của người vào tế bào vi khuẩn.
(4)
Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hoá insulin của người.
Trình
tự đúng của các thao tác trên là
A. (2)
→ (4) → (3) → (1).
B. (1)
→ (2) → (3) → (4).
C. (2)
→ (1) → (3) → (4).
D.
(1) → (4) → (3) → (2).
(Đại học – 2011)
Câu 20:
Sinh vật biến đổi gen không được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây?
A. Tổ
hợp lại các gen vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính.
B. Làm
biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
C. Loại
bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
D.
Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen.
(Đại học – 2011)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét