Câu 1:
Trong chọn giống, người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến bằng các tác
nhân vật lý, hoá học đối với
A. vật
nuôi.
B. vật
nuôi, cây trồng.
C. vi
sinh vật, vật nuôi.
D.
vi sinh vật, cây trồng.
(Cao đẳng – 2007)
Câu 2:
Cônsixin gây đột biến đa bội vì trong quá trình phân bào nó cản trở
A. nhiễm
sắc thể tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
B. màng
tế bào phân chia.
C. sự
hình thành thoi vô sắc.
D.
việc tách tâm động của các nhiễm sắc thể kép.
(Cao đẳng – 2007)
Câu 3:
Phương pháp gây đột biến nhân tạo thường ít được áp dụng ở
A. vi
sinh vật.
B. thực
vật.
C. nấm.
D.
động vật bậc cao.
(Đại học – 2007)
Câu 4:
Bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc không thể tạo ra được các chủng
A. vi
sinh vật không gây bệnh đóng vai trò làm kháng nguyên.
B. penicillium
có hoạt tính pênixilin tăng gấp 200 lần chủng gốc.
C. vi
khuẩn E. coli mang gen sản xuất insulin của người.
D.
nấm men, vi khuẩn có khả năng sinh sản nhanh tạo sinh khối lớn.
(Đại học – 2007)
Câu 5:
Loại tác nhân đột biến đã được sử dụng để tạo ra giống dâu tằm đa bội có lá to
và dày hơn dạng lưỡng bội bình thường là
A. tia
tử ngoại.
B. cônsixin.
C. tia
X.
D.
EMS (êtyl mêtan sunfonat).
(Cao đẳng – 2008)
Câu 6:
Trong chọn giống cây trồng, phương pháp gây đột biến nhân tạo nhằm mục
đích
A. tạo
nguồn biến dị cung cấp cho quá trình tiến hoá.
B. tạo
dòng thuần chủng về các tính trạng mong muốn.
C. tạo
ra những biến đổi về kiểu hình mà không có sự thay đổi về kiểu gen.
D.
tạo nguồn biến dị cung cấp cho quá trình chọn giống.
(Cao đẳng – 2009)
Câu 7:
Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ
thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt
một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con
vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm chung của hai
phương pháp này là
A. đều
thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể.
B. đều
tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.
C. đều
tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất.
D.
các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
(Đại học – 2009)
Câu 8:
Nuôi cấy hạt phấn của một cây lưỡng bội có kiểu gen Aabb để tạo nên các mô đơn
bội. Sau đó xử lí các mô đơn bội này bằng cônsixin gây lưỡng bội hóa và kích
thích chúng phát triển thành cây hoàn chỉnh. Các cây này có kiểu gen là:
A. AAAb,
Aaab.
B. Abbb,
aaab.
C. AAbb,
aabb.
D.
Aabb, abbb.
(Cao đẳng – 2010)
Câu 9:
Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?
A. Tạo
ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa.
B. Tạo
ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
C. Tạo
ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
D.
Tạo ra giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – carôten (tiền chất tạo
vitamin A) trong hạt.
(Đại học – 2010)
Câu 10:
Khi nói về quy trình nuôi cấy hạt phấn, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các
hạt phấn có thể mọc trên môi trường nuôi cấy nhân tạo để tạo thành các dòng tế
bào đơn bội.
B. Dòng
tế bào đơn bội được xử lí hoá chất (cônsixin) gây lưỡng bội hoá tạo nên dòng tế
bào lưỡng bội.
C. Giống
được tạo ra từ phương pháp này có kiểu gen dị hợp, thể hiện ưu thế lai cao nhất.
D.
Sự lưỡng bội hoá các dòng tế bào đơn bội sẽ tạo ra được các dòng lưỡng bội thuần
chủng.
(Cao đẳng – 2011)
Câu 11:
Các nhà khoa học Việt Nam đã tạo được giống dâu tằm tam bội (3n) bằng phương
pháp nào sau đây?
A. Cho
lai giữa các cây dâu lưỡng bội (2n) với nhau tạo ra hợp tử và xử lí 5 - brôm
uraxin (5BU) ở
những
giai đoạn phân bào đầu tiên của hợp tử để tạo ra các giống dâu tam bội
(3n).
B. Đầu
tiên tạo ra giống dâu tứ bội (4n), sau đó cho lai với dạng lưỡng bội (2n) để tạo
ra giống dâu tam bội (3n).
C. Tạo
ra giống dâu tứ bội (4n), sau đó cho lai các giống dâu tứ bội với nhau để tạo
ra giống dâu tam bội (3n).
D.
Xử lí 5 - brôm uraxin (5BU) lên quá trình giảm phân của giống dâu lưỡng bội
(2n) để tạo ra giao tử 2n, sau đó cho giao tử này thụ tinh với giao tử n để tạo
ra giống dâu tam bội (3n).
(Cao đẳng – 2011)
Câu 12:
Cho các thành tựu sau:
(1)
Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
(2)
Tạo giống dâu tằm tứ bội.
(3)
Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β-carôten trong hạt.
(4)
Tạo giống dưa hấu đa bội.
Các
thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là
A. (1)
và (3).
B. (1)
và (2).
C. (3)
và (4).
D.
(2) và (4).
(Đại học – 2011)
Tải toàn bộ đáp án tại đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét