I. TÓM TẮT
LÍ THUYẾT
1. ADN
a,
Thành phần hóa học
-
Thành phần hóa học: ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P.
-
Nguyên tắc cấu tạo: Nguyên tắc đa phân (tạo thành từ nhiều đơn phân –
nuclêôtit) à
ADN vừa đa dạng vừa đặc thù.
-
Đơn phân của ADN là nuclêôtit gồm 4 loại: Ađênin (A), Timin (T), Guanin (G),
Xitôzin (X).
+ Mỗi nuclêôtit có khối lượng là 300 đvC, dài
3,4 Å.
+ Mỗi nuclêôtit gồm 3 thành phần: 1 phân tử đường
đêôxiribôzơ (C5H10O4), 1 phân tử axit
phôtphoric (H3PO4) và một trong 4 loại bazơ nitơ A, T, G,
X. Trong đó A và G và 2 loại bazơ lớn (Bazơ purin) còn T và X là 2 bazơ kích
thước bé (bazơ pirimidin).
+ Phân tử đường liên kết với axit phôtphoric ở
vị trí C5 và liên kết với bazơ nitơ ở vị trí C1.
- Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết
hóa trị (liên kết phôtphodieste) giữa nhóm OH của đường ở vị trí C3
với nhóm OH của axit H3PO4 của nuclêôtit kế tiếp tạo nên
chuỗi pôlinuclêôtit có chiều 5’ – 3’.
b,
Cấu trúc không gian
-
ADN có cấu trúc không gian gồm 2 mạch pôlinuclêôtit ngược chiều nhau và liên kết
với nhau bằng các liên kết hiđro giữa các bazơ nitơ đứng đối diện nhau theo
nguyên tắc bổ sung (NTBS): A (kích thước lớn) liên kết với T (kích thước bé) bằng
2 liên kết hiđro, G (kích thước lớn) liên kết với X (kích thước bé) bằng 3 liên
kết hiđro.
-
Hai mạch pôlinuclêôtit xoắn lại với nhau theo một trục tưởng tượng có chiều từ
trái sang phải (xoắn trái) theo chu kì đều đặn (10 cặp nuclêôtit/chu kì).
c,
Chức năng ADN
-
Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
2. Gen
a,
Khái niệm
-
Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa chó một sản phẩm xác định
( chuỗi pôlipeptit hay ARN)
b,
Cấu trúc
-
Một gen mã hóa prôtêin gồm 3 vùng trình
tự nuclêôtit:
+ Vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ mạch mã
gốc của gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
+ Vùng mã hóa thông tin mã hóa các
axit amin
+ Vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ mạch mã
gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
c,
Phân loại
-
Gen cấu trúc là gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu
trúc hay chức năng của tế bào. Gen điều hòa là những gen tạo nên sản phẩm kiểm
soát hoạt động của gen khác.
d,
Gen liên tục và gen phân mảnh
-
Gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục được gọi là gen không phân mảnh.
-
Phần lớn gen ở sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ giữa
các đoạn mã hóa axit amin (exon) là các đoạn không mã hóa axit amin (intron) được
gọi là gen phân mảnh.
3. Mã di truyền
a,
Khái niệm
-
Là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các axit amin trong chuỗi
pôlipeptit.
b,
Đặc điểm của mã di truyền
-
Mã di truyền là mã bộ 3: cứ 3 nuclêôtit kế tiếp nhau quy định 1 axit amin
-
Mã di truyền được đọc theo chiều 5’ – 3’ trên mARN bắt đầu từ một điểm xác định
và không chồng gối lên nhau.
-
Mã di truyền có tính đặc hiệu: mỗi bộ ba chỉ mã hóa một axit amin
-
Mã di truyền mang tính thoái hóa: một axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ
3.
-
Má di truyền có tính phổ biến: tất cả các loài sinh vật đều dùng chung bộ mã di
truyền trư một vài ngoại lệ.
-
Mã mở đầu là AUG quy định axit amin mêtiônin ở sinh vật nhân thực và
foocminmêtiônin ở sinh vật nhân sơ. Bộ ba kết thúc là UAG, UGA và UAA.
II. CÁC DẠNG
BÀI TẬP CHỦ YẾU
1. Bài tập về cấu trúc
ADN
-
Tính chiều dài phân tử ADN hoặc gen: L = N/2 x 3,4 (Ǻ).
Trong
đó, N là tổng số nuclêôtit của phân tử ADN.
Đổi
đơn vị: 1mm = 107 Ǻ; 1µm = 104 Ǻ, 1nm = 10 Ǻ
-
Tính khối lượng: M = N x 300 đvC
-
Tính số chu kì xoắn S = L/34 = N/20 (chu kì)
-
Số nuclêôtit:
+ A = T = N/2 – G = N/2 – X (nuclêôtit)
+ G = X = N/2 – A = N/2 – T (nuclêôtit)
+ A = T = A1 + A2
= T1 + T2 = A1 + T1 = A2
+ T2
+ %A = %T = (%A1 + %A2)/2
= (%T1 + %T2)/2
Trong
đó A1, T1, G1, X1 là số nuclêôtit mỗi
loại trên mạch một của gen; A2, T2, G2, X2
là số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 2 của gen.
-
Số liên kết hiđro: H = 2A + 3G
-
Số liên kết cộng hóa trị:
+ Giữa các phân tử đường với các
phân tử axit phôtphoric trong một nuclêôtit trong toàn ADN: 2(N – 1)
+ Số liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit:
N – 2
2. Bài tập về cấu trúc
gen
-
Xác định số đoạn intron và số đoạn exon của gen phân mảnh dựa trên nguyên tắc cấu
trúc các đoạn exon xen kẽ các đoạn intron.
-
Số exon = số intron + 1
-
Số intron = Số exon – 1
3. Bài tập về mã di
truyền
-
Số kiểu bộ ba mã hóa tối đa = (số loại nuclêôtit tham gia)3
-
Số cách mã hóa axit amin: A = (A1)m1(A2)m2
…(Ak)mk, trong đó
m1
là số axit amin thuộc loại 1 có A1 bộ ba mã hóa.
m2
là số axit amin thuộc loại 2 có A2 bộ ba mã hóa.
mk
là số axit amin thuộc loại k có Ak bộ ba mã hóa.
III. CÁC VÍ DỤ MINH HỌA
1. Cấu trúc ADN
Ví
dụ 1: Một gen dài 0,51 µm, có số nuclêôtit loại G là 900.
a,
Tìm chiều dài, khối lượng của gen.
b,
Tính số liên kết hiđro
c,
Tính tổng số liên kết cộng hóa trị của gen trên.
Ví
dụ 2: Một gen có tổng số liên kết hiđro là 3120. Hiệu số giữa nuclêôtit loại G
với một loại nuclêôtit khác bằng 240.
a,
Tính chiều dài, khối lượng phân tử ADN trên.
b,
Tính số chu kì xoắn của ADN trên.
2. Cấu trúc gen
Ví
dụ: Một gen ở sinh vật nhân thực (nhân chuẩn) có 3 đoạn intron. Hãy xác định số
đoạn exon của gen đó.
3. Mã di truyền
Ví
dụ : Một gen được tạo nên bởi 2 loại nuclêôtit là A và Tthif gen đó có tối đa
bao nhiêu kiểu bộ 3? Xác định các loại kiểu bộ 3 đó.
IV. CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO
Câu 1:
Một gen ở sinh vật nhân thực có tổng số liên kết hiđro là 3900. Có hiệu số giữa
nuclêôtit loại G và nuclêôtit loại khác là 300. Tỉ lệ (A + T)/(G + X) của gen
trên là:
A.
0,67
|
B.
0,60
|
C.
1,50
|
D.
0,50
|
Câu 2:
Bộ ba GUU chỉ mã hóa cho axit amin valin, đây là ví dụ chứng minh:
A.
Mã di truyền có tính phổ biến
C.
Mã di truyền có tính thoái hóa
|
B.
Mã di truyền có tính dặc hiệu
D.
Mã di truyền là mã bộ ba
|
Câu 3:
Vùng mã hóa của một gen ở sinh vật nhân thực có 5 intron, số exon của gen trên
là:
A.
4
|
B.
5
|
C.
6
|
D.
7
|
Câu 4:
Trên vùng mã hóa của gen, trình tự nào sau đây là đúng?
A.
5’ – Vùng điều hòa – vùng mã hóa – vùng kết thúc - 3’
B.
3’ - Vùng điều hòa – vùng mã hóa – vùng kết thúc – 5’
C.
5’ - Vùng điều hòa – vùng phân mảnh – vùng kết thúc – 3’
D.
3’ - Vùng điều hòa – vùng phân mảnh – vùng kết thúc – 5’
Câu 5:
Mã kết thúc của một gen nằm ở:
A.
đầu vùng kết thúc
C.
cuối vùng kết thúc
|
B.
giữa vùng kết thúc
D.
cuối vùng mã hóa
|
Câu 6:
Gen ở sinh vật nhân thực là:
A.
gen phân mảnh
C.
phần lớn là gen phân mảnh
|
B.
phần lớn là gen không phân mảnh
D.
gen không phân mảnh
|
Câu 7:
Giả sử có 3 loại nuclêôtit A, T, X cấu tạo nên một gen cấu trúc thì số bộ ba tối
đa của gen trên là:
A.
61
C.
27
|
B.
26
D.
24
|
Câu 8:
Vùng kết thúc của gen nằm ở:
A.
Nằm ở đầu 5’ mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
B.
Nằm ở đầu 3’ mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
C.
Nằm ở đầu 3’ mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
D.
Nằm ở đầu 5’ mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
Câu 9:
Đặc điểm nào không đúng với mã di truyền:
A.
Mã di truyền có tính phổ biến tức là tất cả các loài sinh vật đều dùng chung bộ
mã di truyền trừ một vài ngoại lệ.
B.
Mã di truyền mang tính đặc hiệu tức là mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một axit amin
C.
Mã di truyền mang tính thoái hóa tức mỗi bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin
D.
Mã di truyền là mã bộ ba.
Câu 10: Vùng
trình tự của gen nằm ở đầu 3 mạch mã gốc của gen là:
A.
Vùng điều hóa, mang tín hiệu khởi động phiên mã.
B.
Vùng kết thúc, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
C.
Vùng điều hòa, mang tín hiệu khởi động dịch mã.
D.
Vùng kết thúc, mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
Câu 11: Intron các đoạn không mã hóa nằm trong vùng:
A.
Mã hóa của gen cấu trúc
B.
Vùng mã hóa của gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực.
C.
Vùng mã hóa của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ.
D.
Vùng mã hóa của gen cấu trúc ở tất cả sinh vật.
Câu 12: Mã
di truyền mang tính đặc hiệu là:
A.
Tất cả sinh vật đều dùng chung bộ mã di truyền
B.
Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một axit amin
C.
Mỗi axit amin chỉ được mã hóa bởi một bộ ba
D.
Một axit amin được mã hóa bởi nhiều bộ ba.
Câu 13: Một
đoạn ADN chứa 3000 nuclêôtit. Tổng số
liên kết cộng hóa trị giữa đường và axit của đoạn ADN trên là:
A.
2998
C.
3000
|
B.
5998
D.
6000
|
Câu 14: Mã
di truyền mang tính thoái hóa nghĩa là:
A.
Một bộ ba mã hóa cho một axit amin
B.
Một axit amin chỉ được mã hóa bởi một bộ ba
C.
Một bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin
2 nhận xét:
Hi! I know this is somewhat off topic but I was wondering which blog platform are you using for
this site? I'm getting tired of Wordpress because I've had issues with
hackers and I'm looking at alternatives for another platform. I would be awesome if you could point me in the direction of a good platform.
Also visit my blog post: free online basketball drills kids
Thankyou. I using blogger for my blog because it is free and very good.
Đăng nhận xét