Câu 1:
Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi thành phần nuclêôtit của gen?
A. Mất
một cặp nuclêôtit.
B. Đảo
vị trí các cặp nuclêôtit.
C. Thêm
một cặp nuclêôtit.
D. Thay thế cặp A–T bằng cặp G–X.
(Cao đẳng – 2007)
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen là đúng?
A. Đột
biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp hoặc dị hợp.
B. Đột
biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp.
C. Đột
biến gen lặn không biểu hiện được.
D.
Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở thể dị hợp.
(Cao đẳng – 2007)
Câu 3:
Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtít này bằng một cặp nuclêôtít khác loại
thì
A. các
bộ ba từ vị trí cặp nuclêôtít bị thay thế đến cuối gen bị thay đổi.
B. nhiều
bộ ba nuclêôtít trong gen bị thay đổi.
C. chỉ
bộ ba có nuclêôtít thay thế mới thay đổi còn các bộ ba khác không thay đổi.
D.
toàn bộ các bộ ba nuclêôtít trong gen bị thay đổi.
(Cao đẳng – 2007)
Câu 4:
Tần số đột biến ở một gen phụ thuộc vào
1.
số lượng gen có trong kiểu gen.
2.
đặc điểm cấu trúc của gen.
3.
cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến.
4.
sức chống chịu của cơ thể dưới tác động của môi trường.
Phương
án đúng là
A. (1),
(2).
B. (3),
(4).
C. (2),
(4).
D.
(2), (3).
(Cao đẳng – 2007)
Câu 5:
Đột biến gen là những biến đổi
A. vật
chất di truyền ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế bào.
B. trong
cấu trúc của nhiễm sắc thể, xảy ra trong quá trình phân chia tế bào.
C. trong
cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số nuclêôtit tại một điểm nào đó
trên ADN.
D.
trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit tại một điểm
nào đó trên ADN.
(Cao đẳng – 2007)
Câu 6:
Hiện tượng nào sau đây là đột biến?
A. Người
bị bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng.
B. Cây
sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào mùa xuân.
C. Số
lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi đi lên núi cao.
D.
Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa.
(Đại học – 2007)
Câu 7:
Phát biểu không đúng về đột biến gen là:
A. Đột
biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể.
B. Đột
biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
C. Đột
biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit trong cấu trúc của
gen.
D.
Đột biến gen làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể
sinh vật.
(Đại học – 2007)
Câu 8:
Gen A dài 4080Å bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường
nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng
A. thêm
1 cặp nuclêôtít.
B. mất
2 cặp nuclêôtít.
C. thêm
2 cặp nuclêôtít.
D.
mất 1 cặp nuclêôtít.
(Đại học – 2007)
Câu 9:
Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới
có 4801 liên kết hiđrô và có khối lượng 108.104 đvC. Số nuclêôtit mỗi
loại của gen sau đột biến là:
A. T
= A = 599, G = X = 1201.
B. T
= A = 601, G = X = 1199.
C. T
= A = 598, G = X = 1202.
D.
A = T = 600, G = X = 1200.
(Đại học – 2007)
Câu 10:
Gen A dài 4080Å bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường
nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng
A. thêm
1 cặp nuclêôtít.
B. mất
2 cặp nuclêôtít.
C. thêm
2 cặp nuclêôtít.
D.
mất 1 cặp nuclêôtít.
(Đại học – 2007)
Câu 11:
Hoá chất gây đột biến nhân tạo 5–Brôm uraxin (5BU) thường gây đột biến gen dạng
A. thay
thế cặp A–T bằng cặp G–X.
B. thay
thế cặp G–X bằng cặp X–G.
C. thay
thế cặp A–T bằng cặp T–A.
D.
thay thế cặp G–X bằng cặp A–T.
(Đại học – 2007)
Câu 12:
Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông, có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến
thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen
sau đột biến là:
A. A
= T = 720 ; G = X = 480.
B. A
= T = 419 ; G = X = 721.
C. A
= T = 719 ; G = X = 481.
D.
A = T = 721 ; G = X = 479.
(Cao đẳng – 2008)
Câu 13:
Dạng đột biến gen nào sau đây có thể làm thay đổi thành phần 1 axit amin nhưng
không làm thay đổi số lượng axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng?
A. Thêm
1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
B. Mất
3 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
C. Mất
1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
D.
Thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác xảy ra ở bộ ba mã hoá thứ
năm của gen.
(Cao đẳng – 2008)
Câu 14:
Hoá chất gây đột biến 5–BU (5–brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến
thay thế cặp A–T thành cặp G–X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ:
A. A–T
→ X–5BU → G–5BU → G–X.
B. A–T
→ A–5BU → G–5BU → G–X.
C. A–T
→ G–5BU → X–5BU → G–X.
D.
A–T → G–5BU → G–5BU → G–X.
(Đại học – 2008)
Câu 15:
Một gen có 3000 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại guanin (G) bằng hai lần
số nuclêôtit loại ađênin (A). Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm
đi 85Å. Biết rằng trong số nuclêôtit bị mất có 5 nuclêôtit loại xitôzin (X). Số
nuclêôtit loại A và G của gen sau đột biến lần lượt là
A. 370
và 730.
B. 375
và 745.
C. 375
và 725.
D.
355 và 745.
(Đại học – 2008)
Câu 16:
Gen S đột biến thành gen s. Khi gen S và gen s cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần
thì số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với
cho gen S là 28 nuclêôtit. Dạng đột biến xảy ra với gen S là
A. đảo
vị trí 2 cặp nuclêôtit.
B. thay
thế 1 cặp nuclêôtit.
C. mất
2 cặp nuclêôtit.
D.
mất 1 cặp nuclêôtit.
(Đại học – 2008)
Câu 17:
Đột biến gen
A. phát
sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua
sinh sản hữu tính.
B. thường
xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống.
C. phát
sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua
sinh sản hữu tính.
D.
phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu
hình ở một phần cơ thể.
(Đại học – 2008)
Câu 18:
Gen B có 390 guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế
một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn
gen B một liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại của gen b là:
A. A
= T = 250; G = X = 390.
B. A
= T = 251; G = X = 389.
C. A
= T = 610; G = X = 390.
D.
A = T = 249; G = X = 391.
(Cao đẳng – 2009)
Câu 19:
Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit
khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay
đổi. Giải thích nào sau đây là đúng?
A. Mã
di truyền là mã bộ ba.
B. Nhiều
bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin.
C. Một
bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin.
D.
Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
(Cao đẳng – 2009)
Câu 20:
Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn
gen của quần thể?
A. Đột
biến điểm.
B. Đột
biến lệch bội.
C. Đột
biến dị đa bội.
D.
Đột biến tự đa bội.
(Đại học – 2009)
Câu 21:
Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số
nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất
một cặp A–T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường
nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là:
A. A
= T = 1800; G = X = 1200.
B. A
= T = 899; G = X = 600.
C. A
= T = 1799; G = X = 1200.
D.
A = T = 1199; G = X = 1800.
(Cao đẳng – 2010)
Câu 22:
Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a. Cặp
gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại
tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung
cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã
xảy ra với gen A là
A. mất
một cặp G – X.
B. thay
thế một cặp A – T bằng một cặp G – X.
C. mất
một cặp A – T.
D.
thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T.
(Đại học – 2010)
Câu 23:
Cho các thông tin về đột biến sau đây:
(1)
Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch.
(2)
Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3)
Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN.
(4)
Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.
Các
thông tin nói về đột biến gen là
A. (2)
và (3).
B. (1)
và (2).
C. (3)
và (4).
D.
(1) và (4).
(Cao đẳng – 2011)
Câu 24:
Gen B có 900 nuclêôtit loại ađênin (A) và có tỉ lệ (A+T)/(G+X)= 1,5. Gen B bị đột
biến dạng thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T trở thành alen b. Tổng số
liên kết hiđrô của alen b là
A. 3601.
B. 3600.
C. 3899.
D.
3599.
(Cao đẳng – 2011)
Câu 25:
Khi nói về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen, phát biểu nào sau đây
không đúng?
A. Trong
quá trình nhân đôi ADN, sự có mặt của bazơ nitơ dạng hiếm có thể phát sinh đột
biến gen.
B. Đột
biến gen được phát sinh chủ yếu trong quá trình nhân đôi ADN.
C. Tần
số phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của tác nhân
gây đột biến.
D.
Đột biến gen phát sinh do tác động của các tác nhân lí hoá ở môi trường hay do
các tác nhân sinh học.
(Cao đẳng – 2011)
Câu 26:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột
biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể.
B. Đột
biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
C. Đột
biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
D.
Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
(Đại học – 2011)
Câu 27:
Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nuclêôtit loại timin nhiều gấp 2 lần
số nuclêôtit loại guanin. Gen A bị đột biến điểm thành alen a. Alen a có 2798
liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của alen a là:
A. A
= T = 799; G = X = 401.
B. A
= T = 801; G = X = 400.
C. A
= T = 800; G = X = 399.
D.
A = T = 799; G = X = 400.
(Đại học – 2011)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét